Với những nét kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Kh'Leang là một điểm tham quan hấp dẫn không chỉ của tỉnh Sóc Trăng mà còn của cả khu vực Nam Bộ.
Tịnh Biên là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của An Giang, nổi bật trong đó là núi Cấm và rừng tràm Trà Sư; có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, nhất là những giá trị văn hóa truyền thống.
Chiều 22-2-2019 tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - du lịch các tỉnh, thành phố ĐBSCL.
Không chỉ có những thắng cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình và nhiều đặc sản, món ngon hấp dẫn, An Giang còn được biết đến với những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, dãy Thất Sơn huyền bí… thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm bái trong những ngày tháng Giêng.
Theo thống kê của Sở Du lịch Kiên Giang, từ đầu năm 2019 đến nay, tỉnh Kiên Giang ước đón 1.369.139 lượt khách đến tham quan, du lịch; trong đó, khách quốc tế là 163.704 lượt; tổng doanh thu đạt 1.547 tỷ đồng; đối với Phú Quốc, ước đón 471.009 lượt, khách quốc tế 148.329 lượt khách, doanh thu đạt trên 1.459 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Phạm Thế Triều cho biết: "Năm 2019, ngành du lịch tỉnh đặt mục tiêu đón 9,2 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh, trong đó khách quốc tế 120.000 lượt; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 5.500 tỷ đồng".
Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ nhấn mạnh: Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu đều là những địa phương có thế mạnh về du lịch. Tuy nhiên, do vị trí địa lý sát nhau, nên sẽ có những mô hình dịch vụ trùng nhau. Nếu các địa phương không biết kết hợp thành tour, tuyến du lịch sẽ không giữ chân được du khách, không thu hút du khách quay trở lại. Điều này dẫn tới doanh thu từ du lịch, đặc biệt là từ dịch vụ lưu trú sẽ bị sụt giảm đáng kể, không tương xứng với tiềm năng của các địa phương. Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Thế Triều, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang nêu ý kiến: An Giang mạnh về du lịch tâm linh với các điểm đến nổi tiếng như: Quần thể Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (thành phố Châu Đốc), Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), vùng Thất Sơn (huyện Tri Tôn)... Trong khi đó Cần Thơ lại thu hút khách ở mô hình du lịch kết hợp hội họp, do có hệ thống các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Bạc Liêu lại có thế mạnh ở quần thể các kiến trúc cổ mang ý nghĩa lịch sử như: Nhà Công tử Bạc Liêu, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Nhà thờ Tắc Sậy.... Trên cơ sở phân tích các thế mạnh đó, có thể thiết kế tour cho khách trải nghiệm nhiều loại hình dịch vụ du lịch, trong đó Cần Thơ sẽ đóng vai trò là nơi dừng chân, nghỉ dưỡng trong tuyến du lịch. Còn ông Thái Quốc Lưu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cho biết: Tỉnh Bạc Liêu có 5 ưu tiên trong phát triển kinh tế địa phương, trong đó du lịch đứng thứ 3, sau nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo. Năm 2019, tỉnh dành hơn 2,2 tỷ đồng thực hiện chương trình hành động du lịch. Tỉnh cũng phân bổ cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch. Với các hoạt động kết nối du lịch thành tour, tuyến giữa các địa phương được thực hiện nhằm tránh "giẫm chân" nhau trong cung cấp dịch vụ du lịch. Năm 2019, Cần Thơ kỳ vọng đón 8,5 triệu lượt khách, với tổng doanh thu ước đạt 4.200 tỷ đồng. An Giang mong muốn đón 9,2 triệu lượt khách, đạt doanh thu 5.500 tỷ đồng. Còn tỉnh Bạc Liêu phấn đấu doanh thu du lịch, dịch vụ sẽ đạt 2.200 tỷ đồng (tăng 35% so với năm 2018), đón tiếp trên 2,3 triệu khách du lịch (tăng 25% so với năm 2018).
Năm 2018 khép lại với nhiều dấu ấn vô cùng ấn tượng đối với ngành du lịch An Giang, tỉnh đón trên 8,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt hơn 4.800 tỷ đồng. Những kết quả đạt được là đòn bẩy quan trọng cho ngành du lịch An Giang bước vào năm 2019 với nhiều kỳ vọng mới…
Nhắc đến Đồng Tháp, mọi người nghĩ ngay đến các địa danh quen thuộc như Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Hồng Ngự…; đến các điểm du lịch quen thuộc như Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quít...; đến các món ngon như hủ tíu và bánh tằm Sa Đéc, nem và quít Lai Vung, xoài và cam Cao Lãnh…; đến những đồng sen bạt ngàn cùng rất nhiếu thứ khác biệt.
Tổ hợp tác du lịch nông nghiệp Vàm Nao, xã Tân Trung (Phú Tân) vừa tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018.
Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, rừng tràm Trà Sư - khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Nam Bộ, núi Kéc có tảng đá khổng lồ nằm nhô ra… là những điểm đến hấp dẫn.
Bốn huyện khu vực cù lao Minh của tỉnh Bến Tre gồm Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú vừa ký kết ghi nhớ hợp tác liên kết phát triển du lịch gắn với nâng cao giá trị nông nghiệp khu vực cù lao Minh với chủ đề “Cù lao Minh, một hành trình 4 điểm đến”.