Đọt choại, có người gọi là “đọt chại”, “rau chạy”, nhưng miệt rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ đều gọi là “đọt choại”, tức phần đọt của dây choại.
Đặc sản Cà Mau hứa hẹn sẽ làm bạn mê quên lối về ngay từ lần đầu được thưởng thức với rất nhiều món ngon nổi tiếng
Bên cạnh rất nhiều món ăn vặt siêu hấp dẫn, miền Tây còn thu hút du khách bởi những món bánh màu xanh lá dứa vô cùng bắt mắt mà hương vị thơm ngon 'khó cưỡng'.
Không giống như bánh xèo miền Trung nhỏ, ngập dầu, chiếc bánh ở miền Nam to tròn và đầy ắp nhân vô cùng hấp dẫn. Bột gạo tráng đều trong lòng chiếc chảo lớn tạo thành lớp vỏ bánh, phần nhân bên trong đa dạng và đậm đà từ thịt heo, tôm sông, giá, đậu xanh, củ sắn, bông điên điển…
Cây dừa nước có nhiều lợi ích đối với người dân Nam Bộ. “Công lao” to lớn nhất là lá dùng để làm lợp nhà cho bà con trú mưa, che nắng. Lá dừa nước non còn là nguyên liệu tạo ra nhiều trò chơi thú vị cho trẻ con làng quê, và đặc biệt là dùng để gói bánh tét.
Thời tiết chuyển mùa từ mưa sang khô, gần tết nên gió nhiều, nhất là gặp bữa gió chướng, nước “đi” nên tép rong “đi” theo con nước mà vào dớn. Ông anh tôi ở xã Vĩnh Xuân, Trà Ôn (Vĩnh Long) gọi điện thoại bảo chạy về vào một ngày như vậy.
Có thể nói ngay rằng vùng sông nước Cửu Long giang với đặc điểm địa hình là kênh rạch chằng chịt đồng hoang ngập nước mênh mông, nhiều ao đìa, lung bàu cỏ dại mọc đầy, … đó là môi trường lí tưởng cho các loài ốc sinh sống và phát triển.
Trong hành trình ngao du miền Tây, đã có lần tôi phải nước mắt ngắn dài khi thưởng thức món ăn đặc sản của đất Bạc Liêu: bún bò cay.
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với những sân vườn rộng hay nhà cổ Tòa tham biện, mà còn sở hữu nền ẩm thực phong phú, khiến ai đã thưởng thức đặc sản Bạc Liêu rồi cũng phải yêu.
Với xu hướng sống xanh kết hợp với việc thay đổi theo thói quen ăn uống lành mạnh, việc dùng các món ăn không hoặc hạn chế sử dụng thịt động vật đã và đang trở nên rất phổ biến với tất cả mọi lứa tuổi.
Nói đến Sóc Trăng sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến những món ăn dân dã truyền thống đã góp phần làm rạng danh văn hóa ẩm thực cộng đồng người Khmer.
Tôi biết đến Long Xuyên (An Giang) khoảng 20 năm về trước, khi đang là một đứa trẻ theo chân cha đi nuôi mẹ bệnh. Nhiều ngày liền, khung cảnh quen thuộc nhất trong tôi là khuôn viên bệnh viện, là con đường từ bệnh viện đến chỗ bán cháo trắng ở chợ. Lúc ấy, mùi thơm nhẹ của lá dứa nhắc tôi nhớ vóc dáng ốm yếu của mẹ, đôi mắt vằn đỏ đầy lo lắng của cha. Mãi về sau này, món ăn lại nhắc tôi hương vị của bùi ngùi, khi mẹ đã khỏe lên, còn cha vắng bóng…