Đã từ lâu, nhiều người truyền tai nhau rằng, đến Phú Quốc nhất định phải ăn món gỏi cá trích. Món ngon đã định vị văn hóa ẩm thực cho xứ đảo. Ăn rồi mới thấy, đúng là “danh bất hư truyền”...
Tên gọi món ăn nổi tiếng của Sóc Trăng khiến du khách khó hình dung đây là bún hay gỏi.
Đến TP Hà Tiên (Kiên Giang), rất nhiều du khách thường chọn mắm ghẹ sữa mang về làm quà cho người thân bởi hương vị thơm ngon rất đặc trưng cho vùng biển phía Tây Nam đất nước. Điều rất lạ là ghẹ sữa tại đây có rất nhiều, thịt săn chắc, vị ngọt, vỏ mỏng.
Trà Vinh không chỉ nổi tiếng với dừa sáp mà còn vô số các món ăn ngon khó cưỡng, hấp dẫn bất kỳ vị khách đường xa nào ghé chân. Lý do gì mà đặc sản Trà Vinh thu hút vậy?
Nói đến đặc sản Châu Đốc (An Giang) thì mắm Cô Tư Ấu là thương hiệu được nhiều người ưa chuộng. Mắm thái Cô Tư Ấu cũng là sản phẩm mắm đầu tiên được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang).
Hàng năm, cứ vào rằm tháng mười âm lịch (rằm Cađắc theo Phật lịch Khmer) là đến tuần trăng đẹp với những ngày hội rộn ràng trong dịp lễ Oóc om bóc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Riêng ở Sóc Trăng, ngoài việc hào hứng cổ vũ sôi nổi cho cuộc tranh tài quyết liệt trên sông của những chiếc ghe ngo sắc màu sặc sỡ, ban đêm được chiêm ngưỡng những chiếc đèn gió lơ lửng bay cao giữa tầng trời, hay những hàng đèn nước (lôi – prô – típ) chăng đèn kết hoa rực rỡ lững lờ trôi trên dòng Maspéro; ấn tượng trong lòng du khách còn là món cốm dẹp dân dã nhưng mang đậm nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Khmer Nam bộ.
Óc đậu là phần cốt, phần tinh túy nhất thu được trong quá trình sản xuất tàu hủ ky. Món này nó quý ở chỗ… không có bán ngoài thị trường, bởi mỗi một mẻ nấu thu được chẳng có bao nhiêu và món này rất khó bảo quản, dễ bị biến chất nên nó đã ngon lại càng thêm quý.
Cá nhồng hầu như sinh sống phổ biến ở các vùng biển của nước ta. Đây là loài có thân dài hình trụ tròn, hai phần đầu và đuôi thót hẹp lại, vảy mịn, dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 1kg, con lớn cỡ 8-9kg.
Cá nhồng hầu như sinh sống phổ biến ở các vùng biển của nước ta. Đây là loài có thân dài hình trụ tròn, hai phần đầu và đuôi thót hẹp lại, vảy mịn, dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 1kg, con lớn cỡ 8-9kg.
Dân miền Tây "trông đứng trông ngồi" mùa nước nổi bởi không chỉ có những lợi ích mà con nước đỏ nặng phù sa mang lại, mà còn là những đặc sản được gọi tên từ lâu. Dù là dùng để làm nên những bữa cơm đạm bạc trong khói lam chiều hay để chiêu đãi khách phương xa thì món cá linh non, bông điên điển, cua đồng... không thể nằm ngoài danh sách những món đặc sản mùa nước nổi.
Mùa nước nổi - một đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, nước từ đầu nguồn đổ về, len lỏi qua từng nhánh sông, đem theo phù sa, cá tôm cho người dân vùng đồng bằng. Hơn thế nữa, mùa nước nổi về còn mang theo cả ký ức về những món ăn quê khiến ai đi xa cũng phải nhớ, vì nơi đó có cả một vùng trời tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Chuyện về thanh niên Hồ Thanh Nam (quê ấp Hòa Phú, xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) khởi nghiệp với món trà mãng cầu đã không còn xa lạ với nhiều người. Mới đây, Thanh Nam càng khẳng định sự năng động, sáng tạo hơn khi thử sức mình với món cóc sấy dẻo. Một lần nữa, chàng thanh niên trẻ đã tận dụng lợi thế của địa phương để tạo nên những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn đông đảo thực khách.