Với sự phối hợp tinh tế từ hương vị đặc trưng của cà ri, tươi ngọt của cá đồng, béo ngậy của nước cốt dừa đã tạo nên món bún nước kèn dân dã, độc đáo, lạ miệng mang đậm nét văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng của miền sông nước ĐBSCL.
Tết đến Xuân về, trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Nếu ngoài Bắc, ngày Tết có bánh chưng xanh, thì trong Nam lại là đòn bánh tét. Đây là nét văn hóa bao đời nay của người dân Nam bộ.
Trong lần đi khảo sát thực tế tại An Giang, ông Jan Zahradil, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu (INTA), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị giữa Nghị viện châu Âu (EP) và Việt Nam, đã làm các thành viên trong đoàn bất ngờ với nhã ý được dùng bữa trưa với món thịt chuột đồng. Hóa ra, món chuột đồng ở miền Tây Nam bộ đã "bay" tới tận châu Âu xa xôi.
Hàng năm, từ tháng 10 đến quãng thời gian trước lẫn sau Tết Nguyên đán cho tới lúc sa mưa (khoảng tháng 3 âm lịch) cũng là mùa lũ chuột đồng kiếm được nguồn thức ăn dồi dào nhất nên con nào cũng mập mạp, tròn trĩnh. Đây là mùa dân ruộng thường gọi nhau đi săn chuột đồng.
Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang như: Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, Ok om bok. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Làm mắm đã hiện hữu trong đời sống người miền Tây từ rất lâu đời. Cứ thế, mắm tồn tại theo dòng thời gian...
Chợ chuột đồng Phù Dật - cái tên dân dã, mang đậm dáng dấp miền Tây, nơi người dân chuyên nghề săn bắt, buôn bán chuột đồng thuộc ấp Bình Chiến, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; gọi là chợ chuột đồng vì chợ chỉ mua bán một mặt hàng duy nhất là chuột đồng và hoạt động suốt tất cả các ngày trong năm.
"Về trọng lượng và kích thước, nhìn chung chuột núi tương đương như chuột đồng. Nhưng do sống ở môi trường hoang dã, nên chuột núi rất hung dữ, nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, răng của chuột núi rất sắc bén, có thể cắn đứt nhiều loại chất liệu. Muốn bắt hay bẫy không dễ dàng gì, vì chúng rất tinh khôn, không khi nào trở lại kiếm mồi ở nơi một đồng loại khác từng bị sập bẫy” - chú Út Lợi (59 tuổi, ngụ xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) mở đầu câu chuyện đi bẫy chuột núi.
Tết đến phải có hương vị bánh tét. Cần Thơ xưa nay vẫn nức tiếng bánh tét lá cẩm Bình Thủy với hương vị rất riêng. Và cũng không lạ khi người Bình Thủy lại tiếp tục giới thiệu sáng tạo mới: bánh tét hồng đẳng sâm.
Mùi thơm của sả, ngải bún, chút mằn mặn của mắm và chút giòn của thịt heo quay, dai dai của tôm, hăng hăng của rau thơm đã tạo nên tô bún lèo đặc biệt của Sóc Trăng.
Hễ gió lạnh xeo xéo ngoài hiên, mưa cố leo trèo trên hàng ngói cũ kỹ, những người xô nghiêng vì nhọc nhằn chợt nhung nhớ món mía hấp nóng hôi hổi tấm bé.
Không ai còn nhớ mứt me đã được làm từ khi nào, nhưng thấy mứt me là thấy tết. Hàng năm, xuân về tết đến, người dân cù lao Long Hựu chọn những trái me dốt làm thành món mứt me để cúng ông bà và đãi khách, làm quà biếu dịp tết.