Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các loại trái cây đặc trưng, nông sản sạch của người dân thành thị, nhiều hộ dân vùng Bảy Núi đã nhạy bén mở hướng đi mới nhằm đưa các mặt hàng này xuống phố thị, góp phần nâng cao thu nhập, đồng thời giới thiệu “đặc sản” xứ núi đến đông đảo người tiêu dùng.
Khi hoàng hôn dần xuống, cũng là lúc những xe đẩy, gánh hàng bán bánh ống, bánh dứa (bánh cổ truyền của đồng bào Khmer) xuất hiện, tỏa những làn khói trắng kèm theo mùi hương lá dứa cộng hưởng với mùi thanh ngọt từ “hạt ngọc” phảng phất khiến người qua đường khó mà cầm lòng trước món ăn đường phố được làm từ nguyên liệu sẵn có, không xa hoa như: gạo, nếp, dừa...
Rau đắng đất là loài cây mọc hoang cạnh mé ao, đìa hay trong các liếp mía, giồng khoai ở khắp vùng đất Tây Nam bộ. Khi mưa mùa chấm dứt cũng là lúc loài cây này vươn lên tươi tốt.
Sóc Trăng là vùng đất của những lễ hội dân gian truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa cùng sinh sống qua nhiều thế kỷ.
Sự kết hợp hài hòa giữa các vị chua, mặn, ngọt làm cho bữa cơm thêm ngon miệng mà người thưởng thức không sao quên được hương vị miền biển ngọt ngào trong từng miếng canh chua dân dã.
Những món ăn có sự kết hợp lạ miệng trong chế biến hay độc đáo, hài hòa giữa những món ăn lạ mà quen đã và đang trở thành những trào lưu ẩm thực, thu hút nhiều thực khách, đặc biệt là giới trẻ.
Sự ồ ạt của các hiệu đồ ăn nhanh và những món quà vặt lạ miệng khiến bánh dân gian dần bị “lép vế”. Những món bánh nhiều vô kể, thường được gọi với cái tên chung là bánh quê, bởi chúng “quê” từ tên đặt, giản đơn về thành phần cho đến giá cả rất bình dân, nhưng lại đọng mãi trong ký ức của nhiều người cả hương, sắc của ẩm thực truyền thống.
Có cô bạn mỗi lần tôi lên Cần Thơ chơi cứ nằng nặc kêu tôi mua cho bằng được bún nước lèo Sóc Trăng đem lên. Tôi thắc mắc: “Ở Cần Thơ hông có bán sao?”. Cô bạn đáp gọn hơ: “Có, mà bún nước lèo Sóc Trăng làm người ăn rồi không quên được hương vị, có đi đâu cũng hông tìm thấy được. Phải là bún nước lèo chế biến tại Sóc Trăng mới ngon”.
Bánh kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc nên chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như: Chol Chnam Thmay, Sen Dolta...
Trái bầu là nguyên liệu chế biến các món nấu ngon như canh bầu nấu với tôm, bầu xào, bầu luộc hay hấp. Dần dần, bầu được các đầu bếp chế biến ra thành nhiều món độc đáo khác như lươn hấp bầu, cá lóc hấp bầu, gỏi bầu…
Đến với vùng Bảy Núi, du khách không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã thơm ngon, độc đáo..
Bạn đã từng nghe nói đến món ăn dân dã nhưng không kém phần độc đáo và cầu kỳ là cơm bò nướng Tân Châu hay bánh canh tép Thoại Sơn? Nếu chưa thưởng thức, hãy cùng chúng tôi trải nghiệm sự hấp dẫn của những món ăn này!