Không chỉ góp phần quan trọng vào tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp mà việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua của huyện Phụng Hiệp còn giúp cho nhiều địa phương xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM).
Vai trò là trụ đỡ quan trọng, góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh, ngành nông nghiệp Bạc Liêu nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2020 đầy thử thách
Chưa bao giờ câu chuyện xây dựng chuỗi giá trị nông sản lại cấp bách như hiện nay, nhất là sau sự việc Campuchia cấm nhập khẩu đối với 6 loại rau, củ, quả (bí ngô, bắp cải, đậu bắp, bông cải xanh, chanh, hẹ) của Việt Nam (vào ngày 16/6) do phát hiện có dấu hiệu thuốc trừ sâu. Điều này càng cho thấy việc tiêu thụ nông sản thời gian tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn...
Xu hướng tiêu dùng đòi hỏi hàng hóa có chất lượng và đa dạng hơn, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. Nắm bắt tín hiệu này, nhiều trang trại, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn TP Cần Thơ đã tận dụng lợi thế, ứng dụng tiêu chuẩn, công nghệ chế biến vào sản xuất... tạo ra nhiều loại nông sản vừa có chất lượng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, gia tăng giá trị và tạo chỗ đứng cho hàng nông sản tại thị trường nội địa.
Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, anh Trần Văn Liêm (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang) đã xây dựng mô hình trồng nấm rơm trong nhà. Mô hình này đang phát huy nhiều ưu điểm so với phương pháp sản xuất truyền thống, tạo thu nhập ổn định cho gia đình.
Hiếu Nghĩa là xã nông thôn của huyện Vũng Liêm, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp- thương mại dịch vụ, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi không thuận lợi… nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân đã đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2019.
Nhiều diện tích vườn cây ăn trái, nhất là sầu riêng ở các xã cù lao chịu ảnh hưởng hạn, mặn và tiếp tục thiệt hại khi mưa xuống. Hiện ngành chuyên môn đang khẩn trương thẩm định thiệt hại để hỗ trợ nhà vườn khôi phục sản xuất.
Từ năm 2017 đến nay, hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi gây thiệt hại lớn cho nhiều nhà vườn huyện Lai Vung. Trước thực trạng trên, các ngành chức năng và địa phương áp dụng nhiều biện pháp nhằm khôi phục lại nông sản thế mạnh này.
Hai năm qua, ông Ngô Minh Đạt (xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) nổi tiếng gần xa khi trồng thành công giống tía tô Hàn Quốc. Hiện ông cũng là người duy nhất ở miền Tây xuất khẩu tía tô sang thị trường này. Sắp tới đây, ông tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang Úc và Nhật Bản.
Chợ Mới là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, những năm qua, Chợ Mới tiên phong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đạt nhiều kết quả khả quan.
Tỉnh Long An yêu cầu ngành nông nghiệp không để xảy ra tình trạng diện tích nuôi tôm phát triển tràn lan nhằm tránh tránh gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường.