Trong những tháng đầu năm 2020, xã Tân Hưng, huyện Ba Tri đã thi công xây dựng nhiều tuyến đường bê-tông nông thôn, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6-2020.
Năm 2015 đến nay, toàn xã Tân Phú (Tam Bình) đã xuống giống 100% diện tích lúa theo kế hoạch đề ra hàng năm với năng suất bình quân 3 vụ đạt 6,8 tấn, sản lượng gần 728,3 tấn; xây dựng và nhân rộng cánh đồng mẫu 3/6 ấp; xã khuyến khích nông dân áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất.
UBND xã Thuận An (TX Bình Minh) xây dựng và duy trì 5 mô hình thi đua “Dân vận khéo” từ năm 2015 đến nay.
Các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp giảm độ mặn gồm che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ.
Sau 3 năm trồng và chăm sóc, đến nay, nông dân Nguyễn Văn Xuân - chủ cơ sở hoa kiểng Xuân Trang ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc đã xử lý thành công để những cây chà là cho trái.
Sáng ngày 11-6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức họp giao ban tháng 6. Nhiều nội dung quan trọng được tập trung triển khai để thực hiện đạt các chỉ tiêu của ngành.
Sáng ngày 10-6-2020, UBND huyện Cao Lãnh vừa công bố Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận xã Bình Hàng Tây đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm giúp nông dân tăng thu nhập đang được Bộ NN&PTNT khuyến khích các tỉnh ĐBSCL thực hiện, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn mặn gây bất lợi cho sản xuất lúa.
Từ năm 2015 đến nay, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ về vốn đã được triển khai thực hiện tại 8 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, góp phần tích cực vào việc nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo. Tại TP Cần Thơ, VnSAT được thực hiện tại 21 xã, phường thuộc 4 quận, huyện sản xuất lúa chủ lực của thành phố, gồm: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và Thốt Nốt, với tổng diện tích thực hiện 38.863ha và 32.231 hộ dân tham gia.
Nông trại sạch Cần Thơ (còn gọi là Cần Thơ Farm) ở số 79A, đường Võ Văn Kiệt, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã được nhiều người tìm đến tham quan, tìm hiểu cách trồng rau quả “sạch” để an tâm mua về sử dụng. Với niềm đam mê và quyết tâm cao, ông chủ nông trại này đã nghiên cứu, áp dụng các công nghệ, giống cây trồng mới vào sản xuất cho ra nhiều loại nông sản “sạch”…
Ông Trần Kiếm Phong, Bí thư Huyện ủy U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật, bên cạnh đó còn bạt ngàn rừng tràm xanh giúp nông dân thoát nghèo. Để tìm hướng đi mới giúp nông dân có nguồn thu nhập ổn định, huyện đã định hướng cho người dân hợp tác, liên kết phát triển sản xuất, tập trung nhiều nhất ở 2 xã vùng đệm U Minh Thượng là An Minh Bắc và Minh Thuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Hội Nông dân xã Long Mỹ (Mang Thít) đã xây dựng nhiều mô hình thiết thực, không chỉ bằng những lời nói suông mà bằng những việc làm cụ thể như thường xuyên ra quân dọn dẹp cảnh quan và cứ hễ thấy rác là nhặt… đã mang đến làn gió mới cho môi trường sống xung quanh thêm sạch đẹp, qua đó góp phần nâng chất tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, hướng đến mục tiêu xây xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.