Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển khá mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng, nhất là vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Trong đó, phát triển mạnh về quy mô và sản lượng tôm tại 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Đến nay, chủ trương của tỉnh vẫn xác định ngành thủy sản là một trong những thế mạnh mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định cụ thể đến năm 2025 phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (CNC).
Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh liên kết với dự án SME Trà Vinh hỗ trợ các HTX xây dựng chuỗi sản xuất lúa từ giống, gieo trồng, canh tác, quản lý chất lượng, thu hoạch, đến đưa sản phẩm ra thị trường.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc sản của mỗi địa phương lên tầm quốc gia và quốc tế. Tại tỉnh, chương trình này được khởi động từ tháng 6-2019. Đến nay, hiệu quả bước đầu đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, thông qua phát triển hơn 130 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Nhận thấy 2 chậu nho giống Hạ đen không hạt mà mình trồng trên sân thượng thích ứng và phát triển mạnh tại vùng đất miền Tây. Anh Nguyễn Ngọc Thuần (43 tuổi, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) đã mạnh dạn đầu tư, triển khai mô hình trồng giống nho mới kết hợp với du lịch, thời gian qua đã thu hút hàng nghìn khách tham quan đến với khu vườn của mình.
Hình ảnh máy bay không người lái (drone) phun thuốc trên cánh đồng lúa không còn xa lạ với người dân Tiền Giang. Thiết bị này không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất đối với vườn cây ăn trái, đặc biệt là đối với người trồng sầu riêng, mà còn giúp nông dân giảm tiếp xúc với chất độc hại.
Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 29-1-2021 của Tỉnh ủy về phát triển tỉnh về hướng Đông giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, huyện Thạnh Phú tập trung phát triển 1.500ha nuôi tôm công nghệ cao (CNC). Huyện quyết tâm cùng các huyện Ba Tri và Bình Đại thực hiện đạt 4.000ha nuôi tôm CNC đến năm 2025. Hiện huyện đang vận động nông dân chuyển đổi từ nuôi, khai thác chế biến thủy sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng CNC.
Với mong muốn hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Tháp nâng cao chất lượng trái cây xuất khẩu, vừa qua, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp có buổi tiếp và làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban Y tế Hà Lan Việt Nam (MCNV) về việc thực hiện dự án (DA)“Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam” tại Đồng Tháp. Tham dự buổi làm việc với Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Tháp.
Hiện nay, ở Hậu Giang, nuôi lươn không bùn đang dần thay thế cách nuôi truyền thống. Tính hiệu quả của mô hình này là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, cho thu nhập cao; đặc biệt gần đây, một doanh nghiệp đứng ra liên kết cung cấp lươn giống chất lượng, kỹ thuật và thu mua lươn thương phẩm để tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu.
Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp, ngoài trồng trọt thì tỉnh còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loài thủy sản nước ngọt, nước lợ, kể cả nước mặn. Có thể nói sau 30 năm tái lập tỉnh, lĩnh vực chăn nuôi đã góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo đời sống ấm no, sung túc cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là người dân các vùng nông thôn, vùng sâu, đồng bào dân tộc thiểu số...
Cách nay 2 năm, anh Trần Hữu Phước- ấp Hiếu Thủ, xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm) đi tham quan mô hình nuôi thỏ lai từ những người bạn rồi bắt tay nuôi thử nghiệm 20 con thỏ mẹ, mô hình này giúp anh có tiền “bỏ túi liền tay” vì thỏ là loài mắn đẻ.
Chi phí đầu tư tăng cao, năng suất tụt giảm, hơn 80% hộ trồng mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh không tái vụ. Nông dân bỏ mía, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định cuộc sống.
Vụ thu hoạch sầu riêng đã và đang bắt đầu, nhưng giá lại đang trên đà “lao dốc”, khiến nông dân “thắc thỏm” lo âu… Dù vậy, nhìn trong dài hạn, sầu riêng vẫn được xem là cây chủ lực để tập trung đầu tư nhờ tiềm năng phát triển còn rất lớn.