Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023), còn gọi là Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực diễn ra từ ngày 10 đến 12/10 (tức ngày 26 đến 28/8 Âm lịch) tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hậu Giang đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, vừa ban hành, tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, là động lực để văn hóa phát triển đồng bộ, có chiều sâu.
"Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023" - sự kiện văn hóa đặc biệt hướng đến 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang đã bế mạc nhưng dư âm một lễ hội chuyên về chiếc áo bà ba vẫn còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách.
Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết: “UBND huyện vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn nghề truyền thống phát triển thành làng nghề năm 2024 trên địa bàn. Mục tiêu nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để phục vụ sản xuất, tạo ra sản phẩm giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”.
Đồng chung là cách nói mà các thế hệ nông dân lớn tuổi ở đồng bằng sông Cửu Long dùng để chỉ quãng thời gian mà mùa gió Nam chưa qua, mùa gió chướng chưa tới.
Quê hương Bến Tre nói chung, Giồng Trôm nói riêng với bao câu chuyện về truyền thống cách mạng hào hùng, về vùng đất hiền hòa mà kiên cường, trung dũng, với những con người thân thiện, mến khách, giàu nghĩa tình nhân ái… đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho bao thi sĩ, nhạc sĩ (NS). Năm 2020, sau khi về thăm quê hương Giồng Trôm, đoàn NS Chi hội 3, Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh đã sáng tác rất nhiều bài hát về Giồng Trôm. Vừa qua, huyện Giồng Trôm đã tổ chức giới thiệu một số ca khúc về Giồng Trôm của đoàn NS nêu trên. Các tác phẩm đã góp phần quảng bá vùng đất, con người Bến Tre đến với công chúng gần xa.
Nhiều bạn trẻ và chủ quán tại TP Cà Mau có ý tưởng sáng tạo, trang trí các xe hoa tươi, xe hoa len... như mang mùa thu Hà Nội đến thành phố cuối trời.
Đất Trấn Biên xưa được xem là điểm khởi đầu của vùng đất Nam Bộ. Việc xây dựng Văn miếu Trấn Biên (năm 1715) - văn miếu đầu tiên tại xứ Ðàng Trong để tôn vinh Khổng Tử, thể hiện nét văn hoá hiếu học. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay Văn miếu Trấn Biên uy nghi tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hoà, tỉnh Ðồng Nai.
“Bén duyên” với nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống năm 27 tuổi, bà Nguyễn Thị Ngọc Ngân (SN 1963) ngụ Phường 2, TP Cao Lãnh vẫn bám nghề hơn 30 năm qua. Dù theo thời gian, nghề làm lồng đèn truyền thống dần mai một, nhưng bằng tình yêu nghề và sự trân quý giá trị văn hóa của dân tộc, người phụ nữ U60 vẫn miệt mài làm ra những chiếc lồng đèn truyền thống, góp thêm niềm vui cho trẻ em trong những dịp Tết Trung thu…
Tối 24 - 9, tại Nhà hát truyền hình HTV, Nguyễn Thị Như Ý – một người con của vùng đất Hậu Giang, đã xuất sắc vượt qua các thí sinh "nặng ký" để giành Chuông vàng vọng cổ 2023 với giá trị giải thưởng 100 triệu đồng. Là thí sinh đầu tiên đoạt giải cao nhất của Hậu Giang ở cuộc thi này.
Em Châu Gia Minh - học sinh lớp 9/3 Trường Trung học cơ sở Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) là tác giả của bộ trang phục “Cò ơi” được trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc của Miss Grand Vietnam 2023 (Hoa hậu Hòa bình Việt Nam).
Từ ngày 23 đến 30-9-2023, Cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc năm 2023 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà hát Cao Văn Lầu (Bạc Liêu). Cuộc thi có nhiều gương mặt nghệ sĩ tham gia, hứa hẹn mang đến những phần tranh tài hấp dẫn.