Hội thi múa không chuyên toàn quốc năm 2022 do Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh An Giang tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5-6-2022, tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Trong khuôn khổ Lễ hội Sen do tỉnh Ðồng Tháp tổ chức, buổi nói chuyện chuyên đề “Hình tượng hoa sen trên gốm cổ Việt Nam” do TS Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh là diễn giả, thu hút sự quan tâm của khách tham quan và giới ngoạn cổ. Gốm Việt xưa và nay, sen vẫn là đề tài có sức hút mãnh liệt.
Cuộc thi ảnh về biến đổi khí hậu ÐBSCL do Nhóm Sáng tạo Khởi nghiệp Bến Tre phối hợp CLB Nhiếp ảnh Bến Tre tổ chức, vừa công bố kết quả chung cuộc.
Chiều ngày 23/5, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp, Phân hội Sân khấu (PHSK) tổ chức Đại hội toàn thể hội viên PHSK lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Dự Đại hội có Nghệ sĩ ưu tú Trần Thắng Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Liên Chi hội trưởng Liên Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khu vực đồng bằng sông Cửu Long; lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp.
Từ sự đam mê học hỏi các loại hình nghệ thuật ca, múa, hát L’khôn Ba-săk (dù kê), gia đình bà Lý Thị Sà Quyên đã trở thành một trong những gia đình có truyền thống 3 thế hệ gắn bó với Đoàn Nghệ thuật quần chúng Khmer Pra-sath Kong (Ánh Bình Minh), xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) và Đoàn Nghệ thuật Khmer Ron Ron, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng).
Thư viện tỉnh thuộc Bảo tàng - Thư viện tỉnh, hiện tọa lạc số 26, đường Trương Công Xưởng, phường 1, TP.Tân An. Dưới những gốc lim, phượng nhiều năm tuổi trên đoạn đường yên ả bên cạnh chợ phường 1, tòa nhà thư viện nhuốm màu thời gian nằm lặng lẽ.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực và là người thầy thuốc hết lòng vì nhân dân. Ông là một nhân cách văn hóa lớn của Việt Nam ở thế kỷ XIX và tỏa sáng giá trị mãi về sau. Cuộc đời và sự nghiệp của cụ đã thể hiện rõ các giá trị nhân văn tốt đẹp, những thông điệp về tinh thần nghĩa hiệp, công lý, sự trân trọng phẩm giá con người. Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1-7-1822 - 1-7-2022) không chỉ là dịp để nhắc nhớ một danh nhân của xứ Dừa, của đất nước, mà tiếp tục tôn vinh những giá trị văn hóa to lớn cụ đã để lại cho đời.
Để hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1-7-1822 - 1-7-2022); đồng thời thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện; gia đình hạnh phúc, tiến bộ”, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai kế hoạch và phát động Ngày hội “Văn hóa xứ Dừa” nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Xung quanh nội dung này, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Hồng Nhung cho biết:
Ngày 19/5/2022, nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp long trọng khánh thành Nhà trưng bày “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam”. Nhưng hơn cả công trình trưng bày về vĩ nhân, nơi đây được xem như biểu tượng về văn hóa - lịch sử và nhân văn trên Đất Sen hồng.
“Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu/ Như sống lại hồn Cao Văn Lầu...” - không biết từ khi nào, câu ca ấy trở nên quen thuộc với người mộ điệu. Để rồi khi có dịp đến tỉnh Bạc Liêu, nhiều du khách đã tìm về Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) - công trình kiến trúc lưu giữ những giá trị vật chất cũng như tinh thần của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ.
Hướng đến kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Nghệ thuật cải lương (NTCL) Bến Tre đã tiến hành dàn dựng, biểu diễn vở cải lương “Trái tim và đôi mắt”. Đây là một vở diễn lớn, có chiều sâu về nội dung và quy mô về dàn dựng, tái hiện cuộc đời, nhân cách của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, góp phần tuyên truyền và phục vụ công chúng gần xa.
Trong đời sống người dân vùng châu thổ Cửu Long xưa, xuồng ba lá một thời là phương tiện giao thông chính để đi lại làm ăn, thăm viếng nhau. Xuồng ba lá khi đó quan trọng đến nỗi còn đi vào thơ ca dao và nghiễm nhiên cũng được coi là phương tiện mang tính “văn minh sông nước”.