Thời gian qua, diện mạo nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp có nhiều khởi sắc. Nhiều cây cầu khỉ, cầu ván được thay bằng cầu bê tông chắc chắn. Đây là kết quả từ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự chung tay, góp sức của những nhà hảo tâm và người dân. Trong đó, phải kể đến sự tham gia tích cực của nhiều chị em phụ nữ, nhất là những cô, những bà dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”.
Vòng vây siết chặt dần cho đến khi cuộn lưới, cá tôm bị kéo lên khỏi mặt nước búng nhảy lách tách. Gương mặt của các thành viên trong “đội quân” dỡ chà ở miền Tây rạng rỡ vì trúng mẻ chà bội thu.
Từ khoảng Rằm tháng Chạp âm lịch, người dân vùng giáp ranh các tỉnh Bạc Liêu - Kiên Giang - Hậu Giang lại rộn ràng tát đìa ăn Tết. Tiếng máy tát đìa giòn giã, tiếng mọi người hô vang khi bắt được cá bự... khiến cả xóm cùng vui.
Hồi còn nhỏ xíu, hễ cha đi ruộng là tôi xin theo. Không phải bởi thích cái ruộng lúa mênh mông mà bởi biết chắc chắn đi ruộng sẽ được đi qua cảo. Cái cảm giác ngồi trên mũi chiếc vỏ lãi được cảo đưa qua con đập thú vị vô cùng, nhất là khi cái mũi vỏ chỏng chơ trên cao rồi chúi nhủi xuống nước qua bên kia con đập.
Cá ngát là loài có nọc độc mạnh, khi bị nó đâm rất nhức, nhưng vì mưu sinh, nhiều người ở Cà Mau đã chọn nghề giăng câu bắt cá ngát.
Hồi còn nhỏ xíu, hễ cha đi ruộng là tôi xin theo. Không phải bởi thích cái ruộng lúa mênh mông mà bởi biết chắc chắn đi ruộng sẽ được đi qua cảo. Cái cảm giác ngồi trên mũi chiếc vỏ lãi được cảo đưa qua con đập thú vị vô cùng, nhất là khi cái mũi vỏ chỏng chơ trên cao rồi chúi nhủi xuống nước qua bên kia con đập.
Đã nhiều năm rồi, mỗi khi vô tình nhìn thấy tổ ong vò vẽ hay nghe nhắc đến món “khoái khẩu” cháo ong là như một phản xạ tự nhiên, tôi lại nhớ da diết tuổi thơ.
Từ tháng 11 (âm lịch), các ngôi đình, miếu lần lượt tổ chức lễ Lạp miếu cũng là lúc những người thợ chuyên làm bánh, nấu xôi bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mùa Tết. Hình ảnh các bà, các cô ngồi tụm ba, tụm năm tỉ mỉ lau từng lá chuối, nồi bánh đỏ lửa bên góc nhà khiến người ta cảm thấy không khí Tết đang gần hơn.
Nước đầu nguồn rút cũng là thời điểm nguồn nguyên liệu làm nước mắm cá linh dồi dào, các cơ sở chế biến ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) bắt đầu nhộn nhịp các khâu chuẩn bị để phục vụ thị trường cả năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương có thêm thu nhập.
Đặt trúm là một cách thức bắt lươn có từ lâu đời và là một trong những “nghề hạ bạc” của nhiều bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nhiều người còn đặt lọp, xúc ụ, cắm câu, se hang… để bắt lươn, nhưng tiện lợi và hiệu quả nhất vẫn là đặt trúm.
Dọc theo bến sông thuộc Khóm 3, thị trấn U Minh, đối diện chợ U Minh (Cà Mau), hàng ngày người dân thường bày bán các loại cây cảnh với đủ chủng loại, kích cỡ, màu sắc, tạo nét sinh động, nhộn nhịp cho thị trấn. Thế nhưng, mấy ai biết được nghề bán cây cảnh vô cùng bấp bênh, cũng như cuộc sống lênh đênh của những người làm nghề này.
Săn bắt rắn là một nghề rất nguy hiểm, nhưng cũng vì sự sống gia đình mà anh Võ Văn Trung, ở ấp Thạnh Mỹ C, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), bất đắc dĩ chọn lấy nghề này.