Tân Thạnh, nơi tôi đã đến trong những năm đầu mới thành lập huyện(tách ra từ Mộc Hóa). Khi ấy, thị trấn hầu hết là nhà tạm, mùa mưa như ốc đảo, ra khỏi thị trấn là phải “xuống bưng lội sình”. Nhưng giờ đây, đường nhựa, đường bêtông trải khắp, nhà cửa kiên cố mọc lên cùng nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả đã mang đến cho người dân nơi đây cuộc sống mới.
Cũng như bao ngư dân xứ biển khác, bà con ở cửa biển vàm Kinh Tư bao đời nay vẫn vậy, bám vào biển mà sống từ thế hệ này đến thế hệ khác. Làng cá Kinh Tư - địa danh một thời là minh chứng cụ thể cho sự gắn liền giữa ngư dân và biển cả.
Ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau), có gần chục hộ dân làm nghề "săn" cua đá cặp theo tuyến bờ kè hoặc vách đá. Mùa trở chướng, công việc của họ dường như "nhộn" hơn.
Sau mùa gặt, cảm giác như cánh đồng no gió nên rộng hơn, cái thứ gió làm mấy đứa nhỏ quê… ngứa ngáy tay chân, cứ ngửa mặt lên đồng chiều độ lượng những cánh diều chấp chới bay cao.
Sau một mùa nắng gắt thì mặt đất khô cằn nứt nẻ. Những đìa, ao, mương cứ dần cạn nước. Chỉ có những chỗ nào sâu thì mới không bị cạn khô.
Mỗi năm, khi nước lũ tràn đồng thì cũng là lúc những mô hình đăng quầng nuôi thủy sản được nhân rộng tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp cũng như nhiều địa phương thuộc miền Tây.
Chỉ cần kết vỏ ốc lại thành chuỗi thả xuống biển, rồi kéo lên là bắt được bạch tuộc. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài khoảng 20 ngày, ngư dân có lời hàng chục triệu đồng.
Vào những ngày này, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, nông dân trên địa bàn huyện Long Hồ tranh thủ lúc nhàn rỗi ra đồng diệt chuột.
Ngày nay, không ai còn nhớ ghe bầu đã kết thúc vai trò hậu cần cho công cuộc khẩn hoang miền đất phương Nam từ lúc nào, nhưng trong ký ức của những người già như mẹ tôi, nay đã ngoài tuổi 70, thời niên thiếu của bà vẫn còn được nhìn thấy hình ảnh chiếc ghe bầu trên bến sông quê, mỗi năm vào mùa gió chướng.
Trong số nhiều sản vật ngon, độc đáo của vùng Gò Công, có thể kể đến con cá đối. Loại cá này có mặt ở các chợ quê và chợ thành phố, phổ biến ở tất cả các quán ăn bình dân cho đến nhà hàng sang trọng. Cá đối dễ ăn và cũng rất dễ chế biến nên được coi là thực phẩm quan trọng của các bà nội trợ.
Năm nào tới mùa cá bông lau, tôi cũng đến cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ nghe bà con kể chuyện đánh bắt loài cá đặc sản nổi tiếng này của sông nước Mekong.
Biết chúng tôi đến tìm hiểu về cái nghề truyền thống theo phương thức “cha truyền con nối” là đánh bắt cá bông lau tự nhiên trên 2 nhánh sông Tiền đi qua cù lao Tân Lộc (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt- TP Cần Thơ), ông Nguyễn Văn Bảy- một tay “sát cá” nổi danh tại khu vực này- bức xúc kể: “Xóm này trước kia có trên 30 hộ chuyên làm nghề đánh bắt cá bông lau.