Dâu ở An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng giá bán khá thấp, dù An Giang đang trong cao điểm tháng du lịch.
Tôm thẻ cỡ 100 con/kg khoảng 72.000 - 90.000 đồng, cỡ 70 con/kg giá 89.000 - 104.000 đồng, cỡ 60 con/kg giá 93.000 - 108.000 đồng...
Do phát triển diện tích ồ ạt, phụ thuộc vào thương lái nên nhiều loại cây trồng ở ĐBSCL lại rơi vào vòng luẩn quẩn được mùa - mất giá
Nhà máy mía đường Trà Vinh không đủ tiền chi trả cho nông dân là do đường sản phẩm tiêu thụ chậm, không cạnh tranh được với đường nhập lậu.
Đang vào chính vụ thu hoạch, lại cạnh tranh với sầu riêng miền Đông Nam bộ và Thái Lan nhưng giá sầu riêng ở miền Tây vẫn tăng vọt, thương lái mỏi chân săn tìm mà không đủ lượng hàng.
Giá mít Thái đang rớt khắp nơi, nhưng gần đây, nhiều nông dân ở các xã Phú Quới, Hòa Phú, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) bỏ trồng lúa chuyển sang ươm mít giống nguyên liệu trên đất ruộng.
Thời điểm hiện tại, nhiều nông dân trồng ổi lê Đài Loan tại huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) đang “đứng ngồi không yên” vì ổi rớt giá liên tục và luôn duy trì ở mức rất thấp.
Nấm bào ngư được xem là thực phẩm sạch, nhiều người tiêu dùng chọn làm món ăn hàng ngày. Chính vì vậy, thời gian gần đây, nấm bào ngư được trồng tại nhiều địa phương, bởi nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư không lớn, cho lợi nhuận khá.
Thời gian gần đây, dừa trái rớt giá thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ trồng dừa điêu đứng.
Những ngày gần đây, giá dừa khô tại Bến Tre giảm sâu, chỉ giao động ở mức 20.000-25.000 đồng/chục (12 trái), trong khi cùng kỳ năm ngoái lên tới 140.000 đồng/chục.
Chưa bao giờ người dân trồng mía và cả các nhà máy đường lại lao đao như hiện nay khi mía chết khô ngoài đồng không có người mua, nhà máy đường hết khả năng chi trả, phải trả tiền mua mía bằng đường, nông dân cũng đành cầm cố sổ đỏ cho những khoản nợ đã vay.
Trong một tháng qua, người sản xuất cá tra giống ở ĐBSCL cho biết, giá rớt như rơi tự do từ mức 31.000 đ/kg (cỡ 30 con/kg) giảm dần và đang nằm mức sát đáy 20.000 đ/kg.