Để đảm bảo sức khỏe phòng, chống dịch Covid-19, nhiều người dân chọn việc tăng cường sức khỏe thông qua sử dụng các loại thực phẩm rau, củ, quả xanh. Chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tăng cường sản xuất nhằm đảm bảo nguồn rau, củ, quả cho nhu cầu thị trường.
Cần Thơ đề xuất ưu tiên mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu đang kẹt ngoài cảng và thực hiện mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu phải giao tháng 4-2020.
ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu trái cây lớn nhất của cả nước, tuy nhiên trái cây nơi đây đang gặp khó khăn khi bị hạn mặn hoành hành kéo dài dẫn đến nguy cơ thiệt hại, đặc biệt xuất khẩu bị giảm sút do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Không chỉ có nắng nóng và độ mặn tăng cao, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá tôm nước lợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long biến động thất thường, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của toàn ngành khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ có sự “tự vệ” kịp thời của doanh nghiệp và người nuôi tôm nên đến thời điểm này gần như các hoạt động của ngành tôm vẫn được duy trì khá ổn định.
Sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công, tùy theo từng loại giống lúa có thể sẽ cao hơn.
Được tin Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo trong tháng 4 năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo và nông dân ở tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi.
Tính đến ngày 10-4, nhiều hộ trồng xoài trong tỉnh vẫn đang gặp khó khi giá xoài giảm mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, giá xoài thương lái thu mua tại vườn dao động từ 3.500 đồng – 4.500 đồng/kg đối với xoài cát chu; từ 15.000 đồng –20.000 đồng/kg đối với xoài cát hòa lộc.
Không chỉ trúng mùa mà hiện tại muối còn được giá nên diêm dân Bạc Liêu thu lãi từ 30 - 45 triệu đồng/ha.
Đoàn thanh tra Sở Công thương phối hợp Cục Quản lý thị trường tỉnh vừa tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trên lĩnh vực xăng dầu tại các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Dịch COVID-19 đã khiến không ít doanh nghiệp thủy sản rơi vào khó khăn. Điều này, đòi hỏi các cấp quản lý hỗ trợ để giúp họ vượt qua giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng thấp, nguồn lợi thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt… Đó là tình hình chung tại các vùng biển Cà Mau. Nhiều ngư dân đầu tư phương tiện ra khơi bị thua lỗ, thêm giá cả mặt hàng thuỷ sản biến động càng làm cho cuộc sống người dân xứ biển bấp bênh.
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có 5 doanh nghiệp có kho chứa lúa, gạo, với tổng sức chứa gần 394 ngàn tấn, lượng tồn kho thực tế trên 134 ngàn tấn.