Nhiều nông dân đang canh tác lúa Hè thu trong giai đoạn làm đòng đến trổ chín trên địa bàn tỉnh cho biết, tuy từ đầu vụ xuống giống đến nay rất quan tâm đến công tác chăm sóc, quản lý sinh vật gây hại, nhất là tình hình cỏ dại và lúa cỏ cho ruộng lúa. Tuy nhiên, có không ít diện tích do gặp khó khăn về giữ nước trên ruộng trong điều kiện nắng nóng gay gắt như thời gian qua nên bị cỏ dại và lúa cỏ tấn công khá nhiều.
Vụ hè thu 2020, nông dân tại phường Tân Hưng thuộc quận Thốt Nốt và một số quận, huyện khác: Bình Thủy, Ô Môn, Thới Lai… đã phát triển trồng bắp trên nền đất lúa giúp mang lại lợi nhuận khá cao.
Trong giới sản xuất cá giống thường gọi anh Sáu Liêm (Trần Văn Liêm), ở ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang là “bà đỡ” cho cá. Bởi sự mát tay của anh đã ép đẻ thành công giống cá thát lát còm có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn giống ổn định cho người nuôi cá thương phẩm trong và ngoài tỉnh.
Nhiều năm qua, bà con nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú phát triển nghề chăn nuôi bò sữa đem lại nguồn thu nhập tốt. Thông qua con bò sữa, người chăn nuôi đã phát triển nuôi thêm con bò thịt, đặc biệt khoảng 10 năm trở lại đây, hộ dân nuôi bò theo hình thức vỗ béo (mua bò lớn mang về nuôi tiếp một thời gian cho bò đạt trọng lượng lớn hơn để xuất bán ra thị trường). Với cách làm trên đã giúp cho hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Thuận Hưng (Mỹ Tú) thoát nghèo bền vững.
Do phải đương đầu với khó khăn “kép”: hạn mặn kéo dài chưa từng có trong lịch sử và dịch bệnh toàn cầu Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh gặp nhiều trở ngại. Hàng nông sản chủ lực của tỉnh: nhãn, bưởi da xanh, sầu riêng, xoài... bị từ chối thu mua vì tình hình khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chợ đầu mối.
Nhiều nông dân trồng chanh trên địa bàn huyện Cao Lãnh lo lắng vì giá loại nông sản này đang giảm so với tháng trước.
Ngày 12-5, đồng chí Phạm Lệ Lam - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh khảo sát mô hình chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả của các hộ dân, ngụ ấp Bưng Long, xã Long Phú (Long Phú).
Nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống gần dứt điểm vụ lúa hè thu 2020. Do nắng nóng, mưa bất thường, nông dân nên tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp để đảm bảo sản xuất.
Nhiệm kỳ 2015- 2020, Đảng bộ xã Chánh An (Mang Thít) tập trung lãnh- chỉ đạo, khơi dậy sức mạnh tổng thể của cán bộ và nhân dân, ghi dấu ấn trong phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quan tâm chăm lo đời sống người dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội tại địa phương.
Nhiệm kỳ 2015- 2020, Đảng bộ xã Mỹ Thạnh Trung (Tam Bình) đã tạo bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế vườn, nâng diện tích vườn đạt 49,6%. “Đây là cả một kỳ công đối với xã thuần nông khi mà những năm trước đây đời sống người dân còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa”- đồng chí Lê Hoàng An- Bí thư Đảng ủy xã- nhận định như thế khi nói về những đổi thay của xã trong nhiệm kỳ qua.
Bảo Thạnh là xã còn nhiều khó khăn của huyện Ba Tri. Với sự nỗ lực, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, những năm qua, xã có sự phát triển đáng kể. Hiện nay, xã còn 288 hộ nghèo, tỷ lệ 9,4% (giảm 4,3% so với năm 2018), 244 hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,3%. Mức thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 43,6 triệu đồng/năm, xã đã đạt 12/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).
Cây nho khá khó trồng, vốn thích nghi với thổ nhưỡng khô nóng ở miền Nam Trung bộ. Vậy nhưng, một vườn nho sum suê trái chín ngay trên vùng đất được xem là “rốn” phèn mặn của tỉnh Bạc Liêu khiến nhiều người ngạc nhiên. Chủ nhân của vườn nho ấy là đôi vợ chồng trẻ Phan Thanh Cần - Trần Thanh Lẹ, ngụ ấp Đầu Sấu Đông, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.