Nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi, đến nay toàn tỉnh Bạc Liêu có 63/63 xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không tái phát dịch bệnh.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng nhẹ từ ngày 22 đến 26-3, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức thấp hơn độ mặn thời kỳ từ 11 đến 20-3.
Qua Đồng Tháp Mười từ Tiền Giang, Đồng Tháp tới Long An, chúng tôi không phải băng đồng dưới cái nắng tháng ba chói chang, mà chạy trên đường đan dưới những khu vườn rợp bóng cây ăn trái. Có người ví von vùng lúa Đồng Tháp Mười đang dần chuyển sang “miệt vườn”, đường giao thông- xe gắn máy đang bỏ mặc những dòng kinh ngang dọc từng tấp nập vỏ lãi, ghe xuồng cho lục bình xâm chiếm.
Trong cái nắng như thiêu đốt của những ngày giữa tháng 3, nhiều nông dân vùng Ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang đang tất bật thu hoạch vụ lúa đông xuân. Đã có lúc tưởng chừng những cánh đồng này không thể chống chọi được với cơn hạn, mặn lịch sử.
Qua 2 tháng thả nuôi, cá trê vàng có trọng lượng từ 6-7 con/kg, sau khi trừ các chi phí, người nông dân có thể thu lãi gần 13 triệu đồng.
Gần đây, nhiều nông dân tại huyện Chợ Lách ngậm ngùi đốn bỏ vườn cây ăn trái của mình do nước mặn làm cháy lá, chết cây. Hiện tại, nước mặn đã bao phủ toàn bộ vùng sản xuất cây ăn trái, cây giống của huyện làm thiệt hại khá lớn.
Sáng 15-3, từng đoàn xe tải, xe ba gác máy, xe tự chế và xe máy... chở nhiều vật dụng chứa nước vào khu cấp nước ngọt miễn phí tập trung do Nhà nước hỗ trợ thuộc xã Phú Phong (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) lấy nước về giải khát cho vườn sầu riêng. Trên các tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã, liên ấp, xe vận chuyển nước ngọt lưu thông dày đặc.
Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch COVID 19, cùng với sự bùng phát trở lại của dịch cúm gia cầm tại một số tỉnh thành, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm. Tại tỉnh Đồng Tháp, từ sau Tết Nguyên đán đến nay với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc chủ động liên kết tìm đầu ra cho nông sản của tỉnh, Đồng Tháp đã mời gọi nhiều doanh nghiệp hợp tác liên kết tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm trứng vịt nói riêng.
Hiện nay, nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng tại huyện Ba Tri (Bến Tre), độ mặn đạt xấp xỉ đạt gần mức năm hạn mặn lịch sử năm 2016. Hiện người dân lo lắng sẽ tái diễn hạn mặn giống đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, điều kiện thời tiết có những thay đổi bất thường so với trước, nhiệt độ các tháng trong năm, mùa khô và mùa mưa không còn tuân theo quy luật chung. Mùa mưa đang có xu hướng đến muộn, có năm đến sớm, mùa khô thì xảy ra hạn hán làm nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh Long An bị thiệt hại.
Qua khảo sát, ghi nhận một số thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn tại một số địa phương mới đây, ngành nông nghiệp tỉnh cho biết sẽ hỗ trợ người dân biện pháp kỹ thuật để chăm sóc lại vườn cây nhiễm mặn, khôi phục sản xuất, giảm thiệt hại.
Chiều 12/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid -19”. Tại điểm cầu Long An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Cảnh chủ trì.