Theo ngành nông nghiệp, hệ vi sinh vật (VSV) đất có vai trò rất quan trọng đối với đất và cây trồng. Tuy nhiên, thời gian qua, canh tác nông nghiệp quá phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đã làm suy giảm VSV trong đất kéo theo đó là suy thoái đất. Do đó, cần phải bảo vệ nền đất, cân bằng lại tự nhiên để tạo được môi trường sống tốt nhất và tạo điều kiện cho VSV phát triển.
Trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được phổ biến và nhân rộng. Việc đưa công nghệ cao vào trồng trọt, chăn nuôi tại hộ đã góp phần giải phóng sức lao động của người dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng sản phẩm sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Đứng trước các cơ hội và thách thức đan xen, Bộ NN&PTNT đã hợp lực cùng các địa phương, các đối tác tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng.
Thời điểm này của 3 năm liên tục trước đây, giá cá bổi tại ao chỉ khoảng 30.000-40.000 đồng/kg, còn hiện nay bà con bán được giá gấp đôi. Người nuôi phấn khởi kỳ vọng vụ cá bội thu, trúng giá.
Tận dụng nước mặn để nuôi tôm hoặc nuôi loài thủy sản này dưới tán rừng đang được nhiều nông dân, doanh nghiệp lựa chọn. Hình thức sản xuất này vừa "thuận thiên" vừa góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm thu nhập cho người nuôi.
Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất của Nhân dân và ảnh hưởng đến một số công trình cơ bản... việc xây dựng kế hoạch và lồng ghép quản lý rủi ro là một trong những giải pháp quan trọng để từng người dân và chính quyền địa phương tham gia, góp phần hạn chế tình trạng dễ bị tổn thương với thiên tai như con người, sinh kế và tài sản bị ảnh hưởng bất lợi khi bị tác động bởi các thiên tai.
Ðến thời điểm này, trên địa bàn xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) có khoảng 1.100/3.500 ha đã được cấy lúa xong. Bà con nông dân tiếp tục khẩn trương làm đất để sản xuất kịp thời vụ.
Sau loạt bài “Ðịnh hình chuỗi liên kết ngành tôm”, phóng viên báo Cà Mau đã gặp gỡ, phỏng vấn ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT về vấn đề này, nhằm phản ánh rõ hơn những định hướng và giải pháp phát triển chuỗi liên kết ngành tôm của tỉnh thời gian tới.
Trước đây, những chậu hoa vạn thọ thường chỉ được trồng và bán trong dịp Tết Nguyên đán phục vụ nhu cầu chưng Tết của người dân, thời gian gần đây, nông dân ở Làng hoa Sa Đéc đã sáng tạo trồng hoa vạn thọ trong chậu để bán quanh năm, phục vụ nhu cầu chưng trong các ngày rằm, ngày lễ.
Ðồng đất Trí Lực, huyện Thới Bình, đang rộn ràng bước vào vụ lúa - tôm càng xanh chủ lực cuối năm 2022. Ông Hà Minh Sữa, Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực, cho biết: “Ðịa phương không chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng nông sản, mà hướng lâu dài là phải nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị các mặt hàng chủ lực là lúa và tôm càng xanh”. Việc đẩy mạnh các chuỗi liên kết sản xuất, định hướng sản xuất sạch chính là chìa khoá mở ra cho nông sản Trí Lực cơ hội lớn để tiến xa trên thị trường nội địa và quốc tế.
Theo dự báo, năm nay, đỉnh lũ và triều cường sẽ cao hơn mọi năm, có khả năng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các vườn cây ăn trái. Do đó, các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Long An chủ động nhiều biện pháp để bảo vệ an toàn cho vườn cây.
Năm nay mưa nhiều giúp khâu rửa mặn dễ dàng, cùng với thời tiết khá thuận lợi cho xuống giống, cấy lúa, bà con mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… Trà lúa trên đất nuôi tôm hiện phát triển tốt.