Trong năm 2021, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Vị Thủy phát động sâu rộng phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG). Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên, nông dân.
Hiện nay, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống dứt điểm vụ bắp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022, với khoảng 45ha, giảm gần 50% so với năm trước. Đa phần nông dân trồng bắp trên nền đất mía đã thu hoạch, với các giống, như: F1 HN88, ADI 668, MAX 68 và CX 247. Đây là các giống bắp cao sản có thời gian sinh trưởng từ 66-75 ngày, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/công, chất lượng hạt bắp mềm, dẻo, ngọt, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong những ngày tết.
Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh vừa đến thăm một số diện tích trồng hoa tết ở huyện Vị Thủy, qua đây nhằm nắm bắt tình hình sản xuất, chuẩn bị vụ mùa tết của bà con nông dân.
Mỹ Xuyên là địa phương đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng được công nhận huyện nông thôn mới, đây là thành quả của sự đoàn kết, nỗ lực, nhất trí, đồng lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân Mỹ Xuyên. Tuy nhiên, vẫn chưa hài lòng với kết quả đạt được, các cấp ủy, chính quyền Mỹ Xuyên đã và đang tiếp tục phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ xây dựng thành công huyện nông thôn mới nâng cao, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán năm 2022 sắp tới, nông dân trồng hành tím tại TX. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã và đang tích cực chăm sóc hành tím sớm. Tính đến thời điểm hiện tại, hành tím Vĩnh Châu niên vụ 2021 - 2022 đã xuống được 1.200ha/1.600ha hành sớm, ước sản lượng hơn 19.000 tấn, đây là vụ hành thu hoạch trong dịp tết Nguyên đán năm 2022.
Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp, lúa là cây trồng chủ lực của tỉnh. Để nâng cao năng suất, chất lượng lúa, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP… Bên cạnh đó, ngoài việc cơ cấu các giống lúa thường sang các giống lúa cao sản, đặc sản để nâng chất lượng lúa thì việc ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa (mạ khay, máy cấy) trong sản xuất lúa cũng được Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng thực hiện tại một số xã thuộc các huyện: Long Phú, Mỹ Xuyên, đã góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa...
Phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, Long An cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, Long An rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Nước lũ rút là thời điểm nông dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười xuống giống vụ lúa Đông Xuân (ĐX). Những năm trước, vào lúc này, các huyện đầu nguồn như Tân Hưng, Vĩnh Hưng đã cơ bản xuống giống dứt điểm diện tích lúa ĐX. Tuy nhiên, mùa lũ năm 2021 về muộn, hiện nước lũ rút chậm nên tiến độ gieo sạ chậm hơn so cùng kỳ, làm tăng nguy cơ thiệt hại cho vụ mùa tiếp theo.
Đến nay, vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022, toàn tỉnh Long An gieo sạ trên 102.500ha, chỉ đạt 46% so với kế hoạch. Nguyên nhân chính là do lũ rút chậm nên ảnh hưởng đến việc xuống giống của nhân dân. Do đó, để bảo đảm vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022 được thắng lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh có văn bản khuyến cáo đẩy nhanh tiến độ gieo sạ.
Thực hiện Quyết định 1318/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021 - 2025, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Long An nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho thành viên (TV).
Mạnh dạn đầu tư trồng thanh long theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu của Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thanh long Quê Mỹ Thạnh (xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) - Lê Văn Chín.
Ngày 10-12, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp rau, gạo, chanh an toàn năm 2021 và hướng dẫn sử dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc.