Với tư duy tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp và sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, anh Nguyễn Văn Chào (SN 1974) - hội viên Chi hội Nông dân (ND) ấp Thị, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đã thành công với mô hình nuôi trùn quế. Kinh tế gia đình phát triển, anh Chào đã thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trùn quế thương phẩm, sản xuất phân hữu cơ.
Anh Nguyễn Minh Hậu, ấp An Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách (Bến Tre), là nhà vườn trồng, nhân giống thành công cây na (mãng cầu ta) sầu riêng, nguồn gốc từ Đài Loan. 2 năm trước, anh mang cây về trồng thử nghiệm tại Chợ Lách, mở rộng diện tích ở địa phương khác như Long An, Tây Ninh.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh hơn 1.820 ha.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh thường xuyên xuất hiện mưa dầm và đan xen với nắng nên tình hình bệnh đạo ôn lá trên lúa Hè thu trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng đang tăng mạnh.
Hạn, mặn mùa khô năm 2021 dần đi qua, nông dân các huyện, thị phía Đông tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương xuống giống vụ lúa hè thu.
Nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống được hơn 147.000/187.000 ngàn ha lúa hè thu 2021, đạt khoảng 79% kế hoạch. Các trà lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và làm đòng.
Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh. Trong vụ đông xuân 2020-2021, mô hình được triển khai tại 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã mang lại hiệu quả rất tích cực cả về kinh tế, môi trường và nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân...
Nông dân trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, đang đứng ngồi không yên vì hành thương phẩm rớt giá liên tục. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Sóc Trăng có văn bản kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người lao động hỗ trợ tiêu thụ hành tím...
Qua học tập thực tế từ mô hình nuôi dê sinh sản, anh Dương Quốc Dũng, ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi này vào phát triển kinh tế gia đình và đã vươn lên thoát nghèo.
Giám sát sản phẩm sau khi được công nhận, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại và tra cứu thông tin về sản phẩm OCOP đối với người tiêu dùng - đó là mục tiêu, ý nghĩa của Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP quốc gia, vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chính thức đưa vào hoạt động.
Hiện tại, giá hành lá tại huyện Hồng Ngự đang tăng nhưng nông dân vẫn không vui do năng suất bị giảm mạnh.
Ngày 19-4, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ký công văn kêu gọi vận động ủng hộ tiêu thụ hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.