Ngày 14-11-2020, ông Lữ Quang Ngời- Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và cắt băng khánh thành tuyến đèn đường ấp Tường Nhơn A (xã Tường Lộc- Tam Bình).
Xuất khẩu sản phẩm thô hoặc sơ chế, sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún chưa có sự tập trung đất đai để làm cánh đồng lớn nên thiếu sự đồng đều và khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm,… là những khó khăn thách thức cố hữu khiến việc kết nối tiêu thụ nông sản gặp khó. Vậy giải pháp đặt ra để nông sản không còn “bí” đầu ra là gì?
Dịch tả heo châu Phi đã tái xuất hiện trở lại ở một số tỉnh, trong đó có huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang). Đây là địa phương giáp xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre), nên nguy cơ ảnh hưởng đến tỉnh rất cao. Vì vậy, ngành chăn nuôi và thú y tỉnh đã triển khai ứng phó theo kịch bản phòng chống dịch tả heo châu Phi.
Đến huyện Cái Bè, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những “cần thủ” săn rắn mối. Rong ruổi trên những cánh đồng, chỉ với chiếc cần câu, túi vải, mồi…, mỗi ngày một người câu rắn mối có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng.
Ông Trần Văn Vẹn (ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An, Châu Thành) tận dụng diện tích 1,3ha đất trồng lúa để trồng sen trong mùa nước nổi, mang lại thu nhập gần 80 triệu đồng/ha.
Ngày 10-11, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước, tỉnh Long An phối hợp UBND xã Tân Lân tổ chức tiêu hủy 12.000 con gà thả vườn bị nhiễm cúm H5N1 của hộ gia đình ông Đào Văn Đông, ngụ ấp Bà Thoại, xã Tân Lân, huyện Cần Đước.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chức năng vừa phát hiện ổ dịch lở mồm long móng trên đàn bò, với số lượng 114 con (trong đó có 5 con chết), tại 20 hộ nuôi ở xã Giao Thạnh và Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú (Bến Tre).
Là một trong những hộ đã trồng mướp hương từ nhiều năm nay, chị Ba Liên, ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy (Hậu Giang), cho biết: Trồng mướp chăm sóc khá đơn giản, ít bị sâu bệnh. Hiện tại chị trồng với diện tích 10 công, mỗi ngày gia đình cắt bán khoảng 500-1.000kg mướp trái, thương lái mua tại rẫy với giá 9.000-10.000 đồng/kg, có thời điểm hút hàng giá mướp lên đến 15.000-16.000 đồng/kg.
Giống lúa dại bản địa của Việt Nam hay còn gọi là lúa trời, lúa ma… dù mọc hoang, không được quy hoạch vùng trồng bài bản, nhưng chứa rất nhiều gene quý hiếm không tìm thấy ở các giống lúa khác.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng cây ăn trái chủ lực, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn trái toàn miền Nam; những năm qua nhờ được quan tâm đầu tư nên cây ăn trái ở ĐBSCL phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng và giá trị, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Sáng 4-11, Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang do đồng chí Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở 2 huyện Chợ Gạo và Gò Công Tây.
Ngày 4-11, ông Lê Văn Nê, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cho biết, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tiến hành phun thuốc trừ sâu lạ xuất hiện trên các hàng cây ở một số xã của địa bàn huyện; đồng thời đẩy mạnh điều tra dịch hại nhằm chủ động phòng, chống và có biện pháp xử lý kịp thời.