Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai thực hiện tại TP Cần Thơ từ năm 2018, với nhiều hoạt động tập huấn, hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, mang tính đặc trưng, lợi thế địa phương theo chuỗi giá trị. Đến nay, Cần Thơ đã có các sản phẩm nông sản và sản phẩm chế biến được tiêu chuẩn hóa và đánh giá, xếp hạng sao theo OCOP, với chất lượng tốt, có bao bì, nhãn hiệu để người tiêu dùng nhận diện.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng cây ăn trái chủ lực, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn trái toàn miền Nam; những năm qua nhờ được quan tâm đầu tư nên cây ăn trái ở ĐBSCL phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng và giá trị, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nhiều năm Công ty Angimex-Kitoku ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa Nhật Bản với bà con nông dân An Giang, khiến bà con an tâm về giá cả và đầu ra của sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng cây bưởi da xanh trở thành đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn theo nhu cầu thị trường, Hội Nông dân huyện Phú Tân (An Giang) phối hợp ngành chuyên môn và những nông dân tâm huyết thành lập Câu lạc bộ (CLB) nông dân giỏi “bưởi da xanh” Phú Thạnh. Qua thời gian hoạt động, các thành viên đều đánh giá tích cực về mô hình.
Ở Sóc Trăng, ngay tại vùng nuôi tôm có một nông dân thu lãi hàng tỉ đồng nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi mới với mô hình nuôi cá rô phi đơn tính (cá rô phi toàn đực).
Cho heo ăn thức ăn thừa, cho người lạ ra vào khu vực chăn nuôi, không đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tái phát bệnh dịch tả heo Châu Phi ở một số huyện trong tỉnh từ tháng 5-2020 đến nay.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, tỉnh Bến Tre đã hình thành đủ 8 chuỗi sản phẩm chủ lực gồm: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển và từng bước phát huy hiệu quả theo chiều sâu.
Là tỉnh chuyên về sản xuất nông nghiệp nên trong các lần Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới luôn đưa ra các định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới, đặc biệt là nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất, tạo ra chuỗi liên kết trong sản xuất. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020 ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu khá nổi bật.
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Long Phú đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, hội viên nông dân.
Trước tình trạng ngập cục bộ xảy ra trong những ngày gần đây, người chăn nuôi cẩn thận bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trước rủi ro dịch bệnh.
Nhiều ngày qua, mực nước lên cao làm cho người trồng khóm ở địa bàn thành phố Vị Thanh thấp thỏm lo âu vì khóm bắt đầu chết.
Đó là mô hình mà bạn Lê Hoài Trung (sinh viên năm thứ 4, ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học An Giang) đang áp dụng tại gia đình. Vốn có tính tự lập sớm nên từ năm nhất đến nay, ngoài tiền học phí gia đình lo thì các khoản khác từ ăn, ở, sách vở đều do Trung tự làm thêm để trang trải các khoản chi phí. Từ hiếu kỳ đến đam mê, giờ đây việc nuôi dúi giúp Trung mang lại nguồn thu nhập rất đáng mơ ước của nhiều bạn bè đồng trang lứa.