Suốt 14 năm dõi theo những cánh hạc để cho ra đời tập ảnh mang dấu ấn cá nhân - không ngoa khi người ta gọi ông là “Nghệ sĩ sếu đầu đỏ”. Không chỉ ghi lại những khoảnh khắc quý giá về một loài chim quý có tên trong Sách Ðỏ, mà còn là thông điệp mạnh mẽ “Hãy cứu lấy đàn sếu hiếm hoi này” mà ông muốn gửi gắm thông qua tập ảnh đầy tâm huyết.
Trải qua nhiều thăng trầm, nước mắm truyền thống Phú Quốc (Kiên Giang) được chế biến tinh tế từ sản vật thiên nhiên đã làm nên thương hiệu, là sản phẩm đầu tiên đạt chỉ dẫn địa lý được khối Liên minh châu Âu công nhận. Và giờ đây nghề làm nước mắm ở Phú Quốc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng 13-12, tại Bảo tàng TP Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 - Những ký ức không phai” và trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris về Việt Nam - Cánh cửa đến hòa bình”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của TP Cần Thơ chào năm mới 2023, mừng Đảng quang vinh - mừng Xuân Quý Mão.
Năm 2020, chúng tôi theo Đội Cải lương của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang tham gia “Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc về hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân lần IV ở Hà Nội”, lần này, Nghệ sĩ Cải lương (NSCL) Trần Ngọc Nhã Thi diễn cho đơn vị tỉnh Tiền Giang. Gặp Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu làm giám khảo liên hoan, khi hỏi về Nhã Thi, ông nói: “Nghệ sĩ Nhã Thi thuộc thế hệ diễn viên cải lương trẻ, đầy triển vọng của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, ngoài năng khiếu tốt, cô còn có tính cầu thị, siêng năng rèn luyện và sáng tạo, nhiều vai diễn của Nhã Thi đã để lại ấn tượng cho người xem. Tôi lấy làm mừng và tự hào vì Tiền Giang và sân khấu cải lương nói chung có thêm một “hậu bối” như NSCL Nhã Thi”.
ễ tưởng niệm ngày mất của Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều là 1 trong 2 kỳ lễ hội hằng năm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Mỗi kỳ lễ hội luôn thu hút đông đảo du khách thập phương viếng và tham quan.
Năm 1966, ở tuổi 25, Nguyễn Chí Hiếu - người con của vùng đất Cần Đước (Long An) đã được đào tạo bài bản tại ĐH Mỹ thuật Hà Nội, vui mừng nhận lệnh về miền Nam chiến đấu.
Cuối tháng 11-2022, UBND tỉnh có quyết định công nhận thêm 2 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, gồm: đình An Bình Đông, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri và Căn cứ điều trị, chăm sóc thương binh của tỉnh Long An trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại.
Trong khuôn khổ tuần lễ khai mạc Đường Sách Cao Lãnh vừa diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh giới thiệu tác phẩm "Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu giang" của tác giả Trần Minh Thương. Tác phẩm ghi lại nét văn hóa đặc trưng miền sông nước, đậm đà tình làng nghĩa xóm, lời ăn tiếng nói mộc mạc, thiệt lòng thiệt dạ của người dân nơi đây. Đồng thời, tác giả cũng có những trao đổi thú vị tại buổi giao lưu giới thiệu sách, giúp độc giả thêm hiểu về miệt Hậu giang:
Ngày 1-12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước”. Thí sinh tỉnh Kiên Giang đạt 3 giải tại chung khảo cuộc thi.
Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Long An - Nguyễn Văn Lộc dẫn đoàn SVC Long An đi từ 5 giờ sáng. Đến lúc “bừng con mắt dậy” đã thấy quãng trường trước đại sảnh Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long tràn ngập các chủng loại SVC. Rừng người rừng hoa. Hoa lan lẫn với các loại cây kiểng hoa và kiểng lá đủ màu rực rỡ! Giăng ngang qua cổng chào là tấm băng rôn hồng và hàng chữ lớn: Hội thi SVC miền Nam mở rộng - Chào mừng 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022) và bức chân dung vị Thủ tướng của lòng dân với nụ cười tỏa lúa vàng rực rỡ chân trời phương Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam vừa ký Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 29/11/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (Danh nhân văn hóa được UNESCO vinh danh năm 2021).
Chiếc cổng lá dừa xanh mướt trở thành một nét đặc trưng của đám cưới miền Tây. Những chiếc lá dừa được thắt chặt với nhau tạo nên những bông hoa, hình trái tim, hay hình dáng của con vật… Mọi thứ đều mang ý nghĩa cho sự giản dị và gắn bó không bao giờ lìa xa của cô dâu, chú rể.