Chiều 15-12, Đài Phát thanh- Truyền hình An Giang phối hợp Công ty Cổ phần phim Giải phóng tổ chức ra mắt bộ phim “ Pháo đài Tức Dụp” nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2020).
Hồ Biểu Chánh tên thật Hồ Văn Trung, tự là Thứ Tiên, sinh ngày 1-10-1885 tại làng Bình Thành, nay thuộc xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Thuở nhỏ ông được học chữ Nho tại gia đình rồi chữ Pháp tại Trường Collège de Mytho (nay là Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu) và tốt nghiệp Bằng Thành Chung từ Trường Chasseloup-Laubat, Sài Gòn. Bắt đầu ra làm ký lục, thông ngôn, rồi Tri huyện, Tri phủ, Đốc phủ sứ. Bận rộn với cuộc đời công chức, nhưng yêu văn học, ông viết rất sớm. Hồ Biểu Chánh có một sự nghiệp văn chương đồ sộ trong văn học sử nước nhà.
Cách đây khoảng 2 năm, Báo Cần Thơ có đăng bài viết ““Độc cầm” trên sông Hậu”, giới thiệu về tiếng đờn của chú Trương Thanh Liêm, dù bị khiếm thị nhưng điêu luyện với cây đờn tự chế bằng cái thau úp trên thanh gỗ rất độc đáo. Mới đây, chú là nhân vật trong chương trình “Sô diễn cuộc đời”, với một cái kết ngọt ngào đến với ông lão 70 tuổi giàu nghị lực.
Lâu nay hầu như ai cũng cho rằng nhà khảo cổ người Pháp - Louis Malleret là người đầu tiên phát hiện nền văn hóa Óc Eo, với địa điểm được khai quật đầu tiên ở Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay) vào năm 1944. Bài viết này xin cung cấp thêm một số thông tin để bạn đọc hiểu rõ hơn về những ngày đầu tiên nền văn hóa này được biết đến.
Nhiều tư liệu, bản đồ quý giá về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” được trưng bày tại Bạc Liêu.
Long An có nhiều ngôi cổ tự nổi tiếng ở Nam bộ với những bức tượng cổ. Trong đó có một bức tượng Ông Lo Đời hơn trăm năm tuổi vô cùng độc đáo. Bức tượng này hiện được đặt tại chùa Phước Lâm thuộc xã Tân Lân, huyện Cần Đước.
Kinh lá buông có vai trò đặc biệt với văn hóa tâm linh của đồng bào Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tài liệu thường được xuất bản trên những vật liệu tiên tiến hơn, khiến kinh lá buông dần bị lãng quên. Bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia độc đáo này đang là vấn đề cấp bách.
Hơn cả “phù thủy” âm thanh. Ông không chỉ dồn nén vào trong tiếng đờn chân chất, mộc mạc những cung bậc bổng – trầm kiêu sa, đài các..., mà còn tự tay “luyện thanh” mới cho nhiều nhạc cụ xưa “thay da đổi thịt”.
Dưa hấu thỏi vàng, dâu tây hay chậu hoa cúc, hoa mai… những sản phẩm đẹp và sinh động đến nỗi tận tay sờ vào cũng không nghĩ được làm từ đất sét. Người nặn đất thành hoa là chị Mai Thị Cẩm Tú, ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
Trần Phong Sắc được đánh giá là “cây bút dịch thuật trứ danh Nam Kỳ”, ông còn để lại cho đời quyển sách “gối đầu giường” của giới đờn ca tài tử. Và có rất ít người được biết đến ông, bởi sự khép kín và khác biệt của ông lúc sinh thời!?
Từ trước đến nay, chợ nổi miền Tây đã trở thành “đặc sản” văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương của vùng đã sử dụng ưu thế này để phát triển du lịch.
Khi nhắc đến xứ Dừa - Bến Tre, bạn bè bốn phương không chỉ nhắc đến một quê hương Đồng khởi giàu truyền thống cách mạng mà nơi đây còn là vùng đất trù phú về di sản văn hóa (DSVH) trên nhiều lĩnh vực, được gìn giữ, bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ người Bến Tre.