Những năm qua, phong trào thi đua “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu” luôn được hội CCB các cấp trong tỉnh triển khai sâu rộng, có hiệu quả.
Sông Ông Ðốc là địa danh gắn liền với thời khẩn hoang, mở đất của tiền nhân ở Cà Mau. Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, sông Ông Ðốc luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng; là nhân chứng xuyên suốt của nhiều biến thiên thời cuộc trọng đại. Ðôi nét phác hoạ về địa danh sông Ông Ðốc từ các nguồn tư liệu lịch sử - giai thoại để trân quý hơn công lao, ký thác của người đi trước; để hiểu thêm và yêu thêm quê hương Cà Mau.
Chúng tôi trở lại U Minh hạ vào những ngày trung tuần tháng 5 nơi nổi tiếng với rừng tràm bạt ngàn ở Cà Mau. Ai nấy đều vui mừng khi thấy chính quyền các địa phương có cách làm, cách khơi gợi hiệu quả để giúp người dân vượt khó vươn lên.
Sen là biểu trưng của tỉnh Đồng Tháp và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiện nay, ngoài việc trồng sen lấy hạt, củ, ngó... nông dân vùng Đất Sen hồng còn tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt. Những món quà lưu niệm từ sen góp phần tôn vinh những giá trị của cây sen, đồng thời tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm du lịch của vùng Đất Sen hồng.
Toạ lạc tại xã Hàm Rồng, Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ thuộc Di tích quốc gia “Các địa điểm thuộc Xứ uỷ Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam”, giai đoạn cuối năm 1949 đến đầu năm 1955, là địa chỉ đỏ, điểm tham quan về văn hoá, lịch sử tiêu biểu của huyện Năm Căn.
3 năm công tác ở xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải (Kiên Giang), Trung úy Hồng Nhật Đăng - Chính trị viên Đại đội Bộ binh Kiên Hải (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kiên Hải) đã dành trọn tình yêu biển, đảo, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị và góp sức chăm lo cho học sinh nghèo ở xã đảo.
Công trình Di tích lịch sử (DTLS) quốc gia Khu vực Đồn Long Khốt có quy mô, ý nghĩa to lớn, mang tính lịch sử nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến tại khu vực Đồn Long Khốt; đồng thời, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Xứ sở U Minh với những cánh rừng tràm bạt ngàn từng là căn cứ chở che cho cách mạng, viết nên những trang sử vẻ vang của đất và người U Minh anh hùng trong công cuộc cùng cả nước đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Và kể từ sau ngày giải phóng, Ðảng bộ và Nhân dân U Minh đã và đang chung sức, đồng lòng, dệt chiếc áo mới cho quê hương từ nền tảng phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, trong đó có lợi thế “rừng vàng”. Ðể rồi, về U Minh hôm nay, bức tranh tươi sáng xứ rừng hiện hữu với nhiều thành quả phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, đời sống cư dân gắn bó dưới tán rừng tràm ngày càng khởi sắc.
Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn và ngập ngọt lớn nhất vùng ÐBSCL. Ngành chức năng địa phương đã quan tâm phát triển các mô hình kinh tế bền vững dưới tán rừng, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo vệ, phát triển rừng.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - Nguyễn Thị Hạnh Phúc luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công tác Mặt trận.
Với người dân Đồng Tháp, cây sen không chỉ đơn thuần là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế mà sen còn là biểu trưng gắn liền với giá trị văn hóa, hình ảnh, người dân Đồng Tháp nghĩa tình. Bằng tình yêu dành cho sen, những năm qua, người dân Đồng Tháp có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc khai thác tối đa các giá trị về kinh tế - văn hóa - nghệ thuật từ cây sen. Mỗi sản phẩm về sen là câu chuyện chứa đựng sự khát khao mang sen vươn mình ra biển lớn của người dân Đồng Tháp.
Với nhiều lò gạch ven rạch Thầy Cai và sông Cổ Chiên, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, được mệnh danh là “vương quốc gạch gốm” hay “vương quốc đỏ”. Hình ảnh những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ trên cao như một vương quốc với các “tòa lâu đài” nhỏ đầy sắc màu.