Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương.
Tỉnh Long An nằm ở vị trí chiến lược, cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thời gian qua, tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.
Với trên 1,4 tỷ dân, lại gần gũi về địa lý, thuận tiện trong giao thương, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và hiện nay vẫn là thị trường còn nhiều dư địa lớn cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trong nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng khai thác các đơn hàng trong thời gian tới.
Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng xanh, thân thiện môi trường, nhiều mô hình làm ăn mới đã ra đời, tận dụng tài nguyên bản địa vừa tạo việc làm cho người lao động, vừa nâng cao thu nhập, mang ngoại tệ về cho quê hương.
Hiện nay, tình trạng hạn, mặn đang tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến nỗi lo thiếu nguồn cung cho xuất khẩu, đặc biệt với dừa và bưởi.
Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 với chủ đề "Rạng ngời sắc Sen" sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm sen Tháp Mười.
Sản xuất không thể tách rời với thị trường là điều không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, để điều tiết sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường lại là vấn đề không hề đơn giản bởi cả sản xuất lẫn thị trường vốn luôn chứa đựng những biến số khó lường đến từ thời tiết, môi trường, dịch bệnh hay những biến động về kinh tế và cả tâm lý người sản xuất nữa…
Năm qua, xuất khẩu gạo của nước ta đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng mạnh về lượng và giá trị. Bước sang những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tiếp tục có nhiều thuận lợi khi nhiều quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cao, nguồn cung gạo trên thị trường thế giới có phần hạn chế, kỳ vọng sẽ tiếp tục một năm xuất khẩu gạo thắng lợi.
Nghề làm bột gạo Sa Đéc ở xã Tân Phú Đông và Phường 2 (TP Sa Đéc) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (ngày 21/2/2024). Phát triển làng bột bền vững, nâng cao giá trị các sản phẩm sau bột, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân… được UBND TP Sa Đéc cùng hàng trăm hộ sống trong làng nghề đang tìm hướng giải quyết.
Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt Nghị quyết 03). Tuy nhiên, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp của địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần nỗ lực tháo gỡ.
Quý I-2024, hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) của quận Thốt Nốt được đánh giá phát triển khá tốt, bền vững. Trong đó có nhiều lĩnh vực tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023, tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo trong năm 2024.
Nhằm ổn định giá, tăng giá trị cho ếch thương phẩm được người dân trong xã nuôi nhiều, anh Phan Văn Phê, ngụ ấp Cái Nước Ngọn, Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) mày mò và chế biến thành công sản phẩm khô ếch. Mô hình này bước đầu đã phát huy hiệu quả...