Thành phố Cần Thơ đang tích cực phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các cơ quan có liên quan thúc đẩy thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL (Trung tâm) tại TP Cần Thơ. Sự ra đời của Trung tâm được kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực ổn định đầu ra và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp của vùng. Thúc đẩy liên kết, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBSCL, giúp Cần Thơ phát huy vai trò " trung tâm" động lực phát triển của vùng theo tinh thần Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 45 của Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.
Tại TP. Cần Thơ, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Cục Phát triển doanh nghiệp (DN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN vừa tổ chức buổi hội thảo “Tiếp cận vốn vay không thế chấp tài sản - Giải pháp cho DN nhỏ và vừa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Khoảng 100 DN, cơ sở sản xuất vùng ĐBSCL tham dự, trong đó có nhiều DN tỉnh Bến Tre. Cùng với đó là các chuyên gia tài chính ngân hàng (NH) đến từ Quỹ phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công ty tài chính BIDV Sumi Trust Leasing, Quỹ đầu tư Beacon Fund, NH TMCP Hàng hải Việt Nam.
Tại vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp tiềm năng trong học sinh, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ mở rộng năm 2022 vừa diễn ra, 5 nữ sinh năm nhất ngành Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã khiến nhiều người ngạc nhiên với dự án chế tạo các sản phẩm khử khuẩn từ hoa sen. Sản phẩm tiện ích, khả thi, nguyên liệu thân thiện với môi trường và quảng bá đặc sản địa phương, những ưu việt của dự án đã thuyết phục Ban Giám khảo và giành giải Nhất cuộc thi.
Tỉnh Bến Tre phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 đạt 8 đến 8,5% và bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,5 - 9,5%. Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.
So với cách nay hơn 1 tháng, giá vịt ta và vịt xiêm tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã tăng bình quân khoảng 5.000 đồng/kg và đang ở mức khá cao.
Sở Công Thương TP Cần Thơ vừa báo cáo với Bộ Công Thương về kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2022.
Giá trứng gia cầm tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 2.000-5.000 đồng/chục (10 trứng) so với cách nay khoảng 1 tháng và đang ở mức khá cao.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thực phẩm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng ngày càng cao... Sản phẩm OCOP cấp tỉnh phần nào đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và việc duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm sau công nhận OCOP là yếu tố quan trọng, góp phần giữ vững uy tín thương hiệu, sự sống còn của sản phẩm trên thương trường.
Vùng đất Ngọc Hiển, được thiên nhiên ban tặng hệ sinh thái rừng đước lớn nhất nước, với diện tích gần 35.000 ha. Đặc trưng ấy không chỉ mang lại bầu sinh quyển xanh tuyệt vời, là niềm tự hào của người Cà Mau, mà còn là nguồn tài nguyên quý để duy trì, khôi phục nhiều ngành nghề truyền thống như: nuôi tôm sinh thái, tôm rừng, nghề hầm than, làm đũa đước… Trong đó, nghề làm đũa đước giúp nhiều hộ gia đình, tổ hợp tác, làng nghề nơi đây ăn nên làm ra. Năm 2021, sản phẩm này chính thức là sản phẩm OCOP của tỉnh.
Thời gian qua, Đồng Tháp và Bến Tre đã có những hoạt động liên kết trong giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm (SP) OCOP giữa hai tỉnh. Việc học tập, chia sẻ kinh nghiệm của Đồng Tháp và đẩy mạnh liên kết phát triển SP OCOP giữa 2 tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói riêng, với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung được xem là một trong những giải pháp quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng về SP OCOP của Bến Tre trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, xây dựng thương hiệu là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực. Với sự quan tâm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa gắn với thương hiệu Việt khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bước vào vụ tôm nước lợ năm 2022, người nuôi tôm trên khắp đồng bằng sông Cửu Long có thêm chút tự tin khi giá tôm tiếp tục duy trì ở mức cao từ cuối năm 2021 sang tận 3 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, những biến động bất ngờ từ thị trường đã làm cho hầu hết nguyên liệu, vật tư đầu vào đều tăng mạnh khiến cho chi phí đầu tư vụ nuôi vì thế cũng tăng theo.