Dưới cái nắng như đổ lửa, khu vực bãi đá Hòn Sóc, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, vẫn có hàng chục phụ nữ cặm cụi chẻ đá. Công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới, vậy mà nhiều năm qua, các chị làm rất thạo, đến nỗi trở thành nghề mưu sinh chính của rất nhiều gia đình.
Biên giới Long An đã chứng kiến chuyện tình đẹp của những chàng trai, cô gái Việt Nam - Campuchia. Những mối tình đó cứ âm thầm đơm hoa, kết trái, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước láng giềng gắn bó mật thiết với nhau.
Đến xã Trung Thành (Vũng Liêm), xe chúng tôi bon bon chạy trên tuyến đường đan liên ấp Xuân Lộc - Phước Lộc. Hai bên lộ được cán bộ và người dân chăm chút trồng đủ các loại hoa tạo nên khung cảnh ngập tràn sắc xuân. “Để có được tuyến đường đẹp như vầy, hội đã mua hạt giống, ươm cây giống và cùng người dân trồng đi trồng lại rất nhiều lần, với mong muốn có tuyến đường hoa với người ta, quê người ta đẹp thì quê mình cũng đẹp” - ông Trần Quốc Trạng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Thành chia sẻ.
Nhiều năm qua, bên cạnh việc đục bắt hàu dưới sông, nhiều hộ dân sống tại ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, còn có thêm nguồn thu nhập từ sơ chế vỏ hàu thủ công.
Từng một thời là nơi khó khăn nhất của huyện, nhưng nhờ sự kiên trì vận động chị em vào tổ chức Hội Phụ nữ, cùng hỗ trợ vốn, tạo việc làm… mà chị em dân tộc Khmer ở ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, có cuộc sống ổn định.
Ông Huỳnh Trọng Nghiệp, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi huyện Thới Bình cho biết, tại địa phương có hơn 5.000 người khuyết tật, trong đó có 3.233 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được Nhà nước trợ cấp thường xuyên, tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã chi trợ cấp thường xuyên với số tiền hơn 2 tỷ đồng cho các đối tượng.
Đó là hộ ông Nguyễn Văn Bạch (Bảy Bạch), sinh năm 1969, Tổ nhân dân tự quản số 8, ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc hình thành ý tưởng xây dựng đền thờ Bác Hồ hơn 12 năm. Ông từng bước xây dựng theo chi phí của gia đình, tạo không gian thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh tôn nghiêm và sạch đẹp. Đến nay, ông Bảy Bạch đã xây dựng hoàn thiện công trình.
Nỗ lực vươn lên, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, giúp nhau xóa đói giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng trong phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”. Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh ấp Phước Hòa, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã trở thành điểm sáng trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đời sống.
Hơn 2 năm đưa con vào bệnh viện điều trị, chị Trần Thị Mỹ Nương, ấp Thạnh Phú, xã Long Đức, huyện Long Phú (Sóc Trăng) giờ xem phòng bệnh như nhà. Từng ấy năm, chị Nương sống nhờ vào những bữa cơm từ thiện, chắt chiu tiền từ công việc giặt quần áo mướn, quét dọn để duy trì sự sống cho đứa con trai bị bệnh bại não bẩm sinh.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hàng năm nhằm tập hợp, đoàn kết nhân dân ở khu dân cư tạo thành sức mạnh to lớn, góp phần xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh.
Sáng ngày 18/11, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra lễ tổng kết bàn giao nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2022. Đến dự có các đồng chí: Trương Tấn Sang - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Chí Công - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Trường học vừa là nơi để các em học sinh học tập, đồng thời còn là “mái ấm chung”. Chính vì thế, giữ cho ngôi trường ngày càng sạch đẹp là mục tiêu phấn đấu của thầy và trò Trường THPT Phú Tân, huyện Phú Tân.