Thời gian qua, tỉnh đã triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX, nhờ đó, khu vực KTTT tỉnh tiếp tục phục hồi, phát triển và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, phát triển KTTT vẫn còn không ít khó khăn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng Chó Ngáp (cánh đồng rộng hàng nghìn ha trải dài trên 2 xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được chọn làm Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An đề nghị, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam cân đối nguồn nước Hồ Dầu Tiếng, tăng cường xả nước về sông Vàm Cỏ Đông để phục vụ bơm tưới và các tuyến kênh tạo nguồn chống hạn, phục vụ ổn định sản xuất và dân sinh.
Với vai trò nòng cốt, Hội Nông dân huyện Trà Cú đã vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp toàn diện, mạnh dạn chuyển đất trồng lúa, mía kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng. Bình quân năng suất lúa đạt 5,8 tấn/ha, giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp thủy sản đạt 266,46 triệu đồng/năm/ha.
Hàng năm, phong trào thi đua thực hiện Chiến dịch giao thông - thủy lợi và bảo vệ môi trường (chiến dịch) tại huyện Long Mỹ không chỉ đóng góp vào việc phát triển hạ tầng một cách đồng bộ, mà còn dần thay đổi diện mạo của vùng nông thôn trên địa bàn.
Nghị quyết số 05 ngày 9/9/2021 của HĐND tỉnh về ban hành Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi (CN); vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời CN ra khỏi khu vực không được phép CN trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là NQ05) trong quá trình triển khai đã phát sinh khó khăn, vướng mắc, do một số cán bộ, công chức và người dân chưa hiểu đúng quy định, dẫn đến lúng túng trong thực hiện. Để NQ05 thực sự đi vào cuộc sống, đã đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu kỹ, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, vận động.
Những năm gần đây, bên cạnh canh tác xoài theo hướng hữu cơ, an toàn, nhiều nhà vườn tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh còn sáng tạo thực hiện mô hình kinh tế đa tầng, giúp tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất. Mô hình này còn là giải pháp hiệu quả giúp nông dân bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp xanh và bền vững.
Bộ NN-PTNT dự kiến trình Chính phủ cho phép vay khoảng 9.000 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hoài, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè cho biết: nhiệm kỳ qua (2019 - 2024), hoạt động của UBMTTQ Việt Nam xã có bước tiến bộ rõ nét. Trong thực hiện nhiệm vụ, Mặt trận xã luôn nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, công tác giám sát, phản biện xã hội... đã phát huy vai trò của Mặt trận, góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Ở Cà Mau, hầu hết các địa phương trong tỉnh có trồng cây dừa, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước, Phú Tân... với gần 7.400 ha. Mùa nắng hạn là thời điểm thu hoạch dừa khô nhộn nhịp nhất, các thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nhà vườn thu mua.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức 577 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 558 USD/tấn; gạo 100% tấm duy trì ổn định ở mức 478 USD/tấn.
Đề án (ĐA) “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” (gọi tắt là ĐA) của Thủ tướng Chính phủ đang được tỉnh Long An triển khai, thực hiện và bước đầu đạt nhiều tín hiệu tích cực.