Thực hiện kế hoạch phát triển vùng chuyên canh nếp năm 2020, vụ hè thu năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) đã thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng nếp tại thị trấn Chợ Vàm. Thông qua mô hình này, nông dân được tiếp cận, chuyển giao phương pháp sản xuất mới, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường.
Những ngày đầu tháng 8, trời liên tục mưa gió lớn trong nhiều ngày do ảnh hưởng của bão, trong khi lúa thu đông bước vào giai đoạn làm đòng trổ và chuẩn bị chắc xanh có thể bị đổ ngã và ngập úng. Song, nhờ có các hệ thống đê bao, thủy lợi, hầu hết các trà lúa trên địa bàn TP Cần Thơ đều phát triển khá tốt, hứa hẹn vụ mùa năng suất cao...
Dù đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và diễn biến bất lợi về giá cả đầu ra sản phẩm, nhưng ngành Nông nghiệp Cần Thơ vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng và có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Qua 6 tháng năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thành phố đạt hơn 5.998 tỉ đồng, tăng 1,76% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm đạt 2,4% so với năm 2019.
Ngày 5-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cho biết, trong bảy tháng đầu năm nay, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu ấn tượng nhất, với kim ngạch đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% so cùng kỳ.
“Ba ba là loại động vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, đầu ra đảm bảo, đặc biệt là lợi nhuận mang lại khá cao. Hiện nay, nhu cầu về con giống ba ba khá lớn, trong khi nguồn cung đủ đáp ứng cho thị trường, người nuôi ba ba có thể đảm bảo được nguồn thu nhập” - đây là nhận định của ông Huỳnh Văn Sen (nông dân ấp Rò Leng, xã Châu Lăng, Tri Tôn) về mô hình nuôi ba ba giống đang được ông áp dụng thời gian qua.
Tiền Giang xác định thanh long là một trong những cây ăn quả đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và thương hiệu “Thanh long Chợ Gạo” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận sở hữu tập thể.
Chiều 3-8, tại huyện Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tiền Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy tổ chức Hội thảo Xác định nguyên nhân cây sầu riêng chết sau hạn, mặn và các giải pháp khắc phục.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa bàn tỉnh hiện nay có 136 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút hơn 38 nghìn thành viên. Các hợp tác xã phát huy tốt vai trò kinh tế hợp tác, thu hút nông dân, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa.
Với mong muốn xây dựng và hoàn thiện quy trình xử lý ra hoa xoài cải tiến dần thay thế cho quy trình sử dụng Paclobutrazol và Thiourea đang được áp dụng hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh vừa phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học “Xử lý ra hoa rải vụ xoài”. Tham dự chương trình có trên 130 đại biểu là cán bộ ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp và đông đảo nông dân đến từ tỉnh Đồng Tháp, một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
Thông qua nhiều phong trào thi đua do các cấp hội nông dân trong tỉnh phát động thời gian qua đã góp phần phát huy tốt vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Nổi bật nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” (NDSXKDG) đã khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo vươn lên làm giàu của bà con.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2020-2025, toàn tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi khoảng 26.000ha từ đất trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái. Đồng thời, trồng cây cao lương tại các vùng miền núi của 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn để phục vụ cho nhà máy điện sinh khối của Tập đoàn Tín Thành.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 6-2020, cả nước đã huy động được khoảng 459.975 tỉ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, ngân sách Trung ương chiếm 5,4%; ngân sách địa phương chiếm 12,2%; vốn tín dụng chiếm 65,6%; cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp chiếm 5,3%; vốn doanh nghiệp chiếm 4,8%; còn lại huy động từ lồng ghép từ các chương trình, dự án.