Trong 4 năm qua, Đồng Tháp triển khai thành công “Mô hình canh tác lúa lý tưởng”, mở ra triển vọng mới trong sản xuất lúa tại ĐBSCL.
Cùng với tổ chức lại sản xuất theo các ngành hàng, tỉnh còn chú trọng xây dựng phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào giai đoạn cuối. Cùng với việc tiếp tục ứng phó để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai những phương án khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang vừa có thông báo hết dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 21-4-2020 trên phạm vi toàn tỉnh.
Các công trình khí sinh học (KSH) do Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hướng dẫn nông dân chăn nuôi các loại gia súc như heo, bò, dê thời gian qua đã phát huy hiệu quả tích cực về môi trường. Trong bối cảnh mới, nhiều hộ nông dân đang có hướng chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm như gà, vịt thì công trình KSH vẫn có thể tiếp tục áp dụng, gắn với hình thức chăn nuôi gia cầm trên sàn, đạt được những lợi ích về môi trường.
Hiện, do giá lợn hơi đang tăng nên nhiều hộ dân Đồng Tháp gấp rút chuẩn bị chuồng trại để tái đàn và hiện UBND tỉnh Đồng Tháp đề ra những biện pháp khôi phục đàn lợn.
Mới đây, Trường ĐH Trà Vinh đã tổ chức đánh giá giai đoạn II và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Việc nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh và ứng dụng rộng rãi sẽ góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại ĐBSCL.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 517/QĐ-TTg công nhận thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.
Từ vùng đất cằn cỏi, kém phát triển, ông Danh Hóa (ngụ ấp Phước Lợi xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đã không ngại khó khăn, gian khổ từng bước cải tạo vườn tạp thành mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) mang về thu nhập gần 150 triệu đồng/năm.
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vẫn trong xu thế duy trì ở mức cao, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tưới nước tiết kiệm tối đa nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất do ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Đến nay, đã ghi nhận thiệt hại trên lúa, cây ăn trái, cây giống, thủy sản...
Nhờ thay đổi thói quen canh tác 3 vụ lúa/năm sang sản xuất luân canh “1 lúa - 1 sen” nên đã mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Mô hình canh tác lúa - sen không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, mà còn phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt như hiện nay.