Với vai trò Chủ tịch Hội Nông dân (HND) phường Thường Thạnh (quận Cái Răng), chị Lưu Kim Hoàng phối hợp cùng các cơ quan chức năng hỗ trợ hội viên, nông dân vay vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; đồng thời, vận động các nguồn lực giúp hội viên, nông dân vượt qua khó khăn… Những hành động thiết thực của chị Hoàng cùng cán bộ HND phường đã góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, đời sống hội viên, nông dân ngày càng nâng cao.
Huyện Bình Đại là một trong 3 huyện biển, có điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển ngành thủy sản đa dạng, nhất là nuôi tôm nước lợ. Thời gian qua, nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh được nông dân ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã mang lại hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, mô hình nuôi tôm biển ứng dụng CNC có thể ngăn được mầm bệnh từ trong đất, làm giảm dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi tôm, năng suất cao hơn từ 4 - 5 lần so với mô hình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền thống.
Đến thời điểm này, các huyện phía Đông của tỉnh đã xuống giống dứt diểm vụ lúa hè thu.
Sau gần 2 năm trồng, anh Trần Văn Mến ở ấp Ô Răng, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh mở cửa vườn nho hữu cơ đón khách tham quan. Vườn nho trĩu quả trên vùng đất lúa kém hiệu quả tạo ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn văn minh, thân thiện với môi trường.
Nói về cơ ngơi gầy dựng bao năm qua, chú Hồ Văn Nhã, ở khu vực Thới Bình, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, bộc bạch: “Tài sản vợ chồng tôi trao lại con cháu đều từ sức lao động, thấm đẫm mồ hôi vất vả, gian nan. Giờ tuổi đã cao nhưng vợ chồng tôi vẫn động viên nhau cố gắng làm lụng, không chỉ tạo ra của cải mà còn làm gương cần mẫn cho con cháu”.
Hơn 15 năm, ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1955, ngụ Tổ nhân dân tự quản số 13, khu phố Phước Trung, thị trấn Phước Mỹ Trung (Mỏ Cày Bắc) đã trồng cây ca cao xen trong vườn dừa. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn mặn, việc chăm sóc cây ca cao gặp không ít khó khăn, nhưng ông Sáu quyết gắn bó với mô hình trồng cây ca cao xen vườn dừa.
Vùng nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL vào vụ chậm so cùng kỳ năm trước. Giá tôm thương phẩm giảm thấp, người nuôi và doanh nghiệp chờ thị trường xuất khẩu phục hồi, tăng trở lại.
Hưởng ứng phong trào “nông dân thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu giảm nghèo bền vững” gắn với “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng NTM, đô thị văn minh, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, các cấp hội nông dân trong huyện Long Hồ đã giúp cho nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên khá giàu, đồng thời thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông nông thôn trong xây dựng NTM.
Với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao, xã Phú Hữu đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những năm gần đây, tận dụng mùa lũ về, nông dân vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp có thêm nguồn thu nhập mới từ con cá đồng tự nhiên, giúp ổn định cuộc sống.
Nuôi nuôi vọp, ốc len dưới tán rừng ngập mặn ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng không chỉ tăng thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở bãi bồi trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.
Nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn từ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) được coi là hình mẫu về sự thành công trong chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cà Mau.