Đến nay, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Diện mạo địa phương cũng như đời sống người dân có nhiều đổi thay.
Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, do ảnh hưởng của La Nina, mưa kết thúc muộn kết hợp với triều cường cao, dẫn đến tổng lượng dòng chảy về đồng bằng sông Cửu Long ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Theo đó, lưu lượng dòng chảy trên hệ thống sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long nhỏ, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô là rất cao. Do đó, để chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, vào những tháng cao điểm mùa khô năm 2023, các địa phương, ngành chuyên môn và hộ dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó hạn, mặn.
Với ưu điểm dễ nuôi, không cần diện tích rộng, chi phí đầu tư ban đầu không cao nhưng cho nguồn thu nhập hấp dẫn nên mô hình nuôi cầy vòi hương đang mở ra nhiều triển vọng và được nông dân trong tỉnh nhân rộng.
Thay vì nuôi ếch thương phẩm, ông Nguyễn Văn Khuôl (ấp Hoàng Mai, xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) chuyển sang ươm ếch giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 20/3, ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 21 - 31/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức cao nhất vào giữa tuần, sau đó có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 3/2022.
Xã Trường Thành đang phối hợp huyện Thới Lai tổ chức nâng cấp, mở rộng tuyến đường Bòng Bọng nhỏ tại ấp Trường Tây A theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Từ năm 2020 đến nay, xã Trường Thành đã nâng cấp, mở rộng 10 tuyến đường, với tổng chiều dài 16.500m, mặt đường rộng 4m, đạt 110% so với Nghị quyết Ðại hội (ÐH) Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Chọn cho mình hướng đi riêng, ông Nguyễn Văn Thuần, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa 2 vụ/năm sang vườn cây ăn trái theo hướng an toàn, kết hợp liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng.
Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hội Nông dân xã Phong Phú, huyện Cầu Kè đã tập trung các nguồn vốn của Hội để hỗ trợ, đầu tư giúp hội viên phát triển kinh tế. Qua đó, các hội viên, nông dân đã kết hợp nguồn vốn của Hội, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như trồng màu xen dừa, nuôi ếch thịt, trồng gấc, ca cao xen dừa…
Trong quý I-2023, tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, trong đó ngành nông nghiệp đã dần phục hồi và phát triển tương đối ổn định. Các cấp, ngành và địa phương đã vào cuộc quyết liệt triển khai nhiều giải pháp ngăn mặn, trữ ngọt trên cây trồng, vật nuôi bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tỉnh hình biến đổi khí hậu… Xung quanh nội dung này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đoàn Văn Đảnh cho biết:
Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, để chủ động mùa vụ sản xuất lúa hè thu, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh trên lúa, sở vừa thông báo hướng dẫn lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho vụ hè thu năm 2023.
Ngày 17-3-2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức hội nghị khởi động Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ (PN) tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01). Đồng thời phát động Cuộc thi PN khởi nghiệp năm 2023 nhằm thực hiện Đề án “Hỗ trợ PN khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 939).