Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển đã giảm dần qua từng năm, đời sống người dân từng bước được nâng lên.
Với hơn 3.500 m2, cựu chiến binh Nguyễn Việt Hùng (ấp Thạnh Ðiền, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) chia thành từng ô, áp dụng mô hình đa cây, con, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giữ vững vành đai xanh ven đô cho thành phố.
Vừa qua, Đoàn công tác của UBND huyện Tháp Mười do Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Công Phủ làm Trưởng đoàn đã có chuyến tham quan, học tập mô hình trồng sen lấy củ tại tỉnh Sóc Trăng. Cùng tham gia với Đoàn có Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn tỉnh, Hội ngành hàng Sen Đồng Tháp và Công ty Cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt.
Những ngày này, trên những cánh đồng lúa vàng của huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), các máy gặt đập liên hợp đang đua nhau làm việc hết công suất. Bà con nông dân đều phấn khởi bởi lúa chắc hạt, năng suất cao và giá bán tăng hơn vụ đông xuân năm trước. Ðó là nhờ thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng sản xuất lúa chất lượng cao.
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là xu thế mang lại những lợi ích thiết thực như nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi, kết nối hài hòa lợi ích lâu dài giữa các ngành khác nhau. Đối với KTTH trong ngành chăn nuôi, việc bảo vệ, gìn giữ môi trường là hết sức cần thiết hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Hơn 4 năm nuôi dế, anh Chương Hoàng Khanh (43 tuổi), ngụ ấp Hòa Hiếu 2, xã Định Hòa, huyện Gò Quao (Kiên Giang) đã tìm được đầu ra ổn định, mỗi năm bỏ túi gần 130 triệu đồng.
Với đặc tính dễ nuôi, ít bệnh và giá cao, chồn hương đang được một số hộ dân ở xã Thuận Yên, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, chọn nuôi và cho thu nhập khá.
Ngư dân TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đang vào mùa lưới cá gỏi. Ðây là thời điểm cá từ biển khơi theo dòng nước bơi vào bờ sinh sản...
Huyện Phụng Hiệp sớm chủ động triển khai các biện pháp chủ động thích ứng với hạn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho Nhân dân, giảm tối đa ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
Nói đến trái mận xanh đường (xanh ngọt) chắc hẳn có rất nhiều người biết đến, bởi đây là trái cây “đặc sản” của thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng). Trong số các vườn mận xanh ở khu vực phường 8, thành phố Sóc Trăng thì vườn mận xanh ngọt của chị Huỳnh Thị Ngân được công nhận là vườn cây đầu dòng. Nhiều cây có hơn 40 năm tuổi, đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Những năm gần đây, bên cạnh canh tác lúa, cây ăn trái thì trồng và kinh doanh hoa kiểng đang là hướng đi được nhiều nông dân lựa chọn. Đây không chỉ là cách duy trì làng nghề mà còn góp phần mở ra cách làm kinh tế nhiều triển vọng.
Điểm nổi bật của là trong công tác quy hoạch, xã quan tâm đến 03 vấn đề có tính “liên hoàn”, có tác động, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển đó là: thủy lợi, giao thông và điện.