Khởi nghiệp từ nông nghiệp đang trở thành hướng đi đầy tiềm năng cho nhiều bạn trẻ. Anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1994, ngụ phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) là một minh chứng. Trước đây, anh từng gắn bó với nghề bảo trì xe nhưng công việc này không phải đam mê và không mang lại nguồn thu nhập tốt. Sau thời gian suy nghĩ, anh quyết định tìm một hướng đi mới.
Mô hình trồng hoa phong lan của anh Nguyễn Nhật Hoàng Nhân, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là một điểm sáng trong hoạt động phát triển nông nghiệp, bởi trồng hoa lan không cần diện tích đất lớn, song mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về giá trị kinh tế, mô hình trồng hoa phong lan còn thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đang mang đến nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, việc thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thay đổi chất lượng cuộc sống vùng quê.
Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.
Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.
Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Thới Thuận, huyện Bình Đại Mai Ngọc Thái cho biết: Thới Thuận là một xã ven biển, có 5 ấp, hơn 2.300 hộ dân với hơn 7.800 nhân khẩu. Địa phương có tiềm năng và lợi thế lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đời sống người dân xã chủ yếu là nuôi và đánh bắt thủy sản, trồng hoa màu trên đất giồng cát.
Từ 02 mô hình điểm triển khai trong sản xuất vụ lúa hè - thu năm 2024 trên địa bàn huyện Châu Thành theo Đề án “Phát triển bền vững 01 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Đề án) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), qua tổng kết mô hình, đạt nhiều lợi ích mang đến cho nông dân, đặc biệt là tăng thêm giá trị lợi nhuận trong sản xuất từ 20 - 25%...
Trước diễn biến thất thường của thời tiết với mưa kéo dài trong những ngày qua làm cho việc thu hoạch lúa vụ hè thu của nông dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều đã ký ban ban hành Công văn 3723, ngày 16/9/2024 chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương tăng cường công tác phòng chống ngập úng, triều cường, bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
“Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính”, ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.
Trên địa bàn xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A), đang phát triển mô hình trồng sen lấy gương, mang lại hiệu quả kinh tế, có triển vọng nhân rộng.
Thực hiện Nghị quyết (NQ) số 04-NQ/TU ngày 29-1-2021 của Tỉnh ủy về phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (NQ số 04-NQ/TU), đến nay, bước đầu đã đạt được kết quả nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, khai thác thủy sản, năng lượng và du lịch.
Năm 2023, 70% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng huề vốn hoặc lỗ, còn lại 30% có lợi nhuận nhưng thấp; đất sau khi đào ao nuôi tôm khó trả lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa; phá vỡ quy hoạch; vi phạm Luật Đất đai; ảnh hưởng đến môi trường;... Kiên quyết ngăn chặn các hệ lụy từ nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, tỉnh xử lý mạnh các trường hợp “xé rào” đào ao nuôi tôm trên đất lúa tại vùng Đồng Tháp Mười.