Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã nhanh chóng tiếp cận khoa học kỹ thuật, từng bước ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Ngoài việc nâng cao giá trị kinh tế cho bản thân, gia đình mà còn giúp ích rất nhiều nông dân trong tỉnh vươn lên khá giàu, góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Long ngày càng tươi đẹp.
Nhằm giúp người dân tiết kiệm chi phí tuốt lúa cũng như tiện lợi trong quá trình sản xuất, ông Tư Rô (Nguyễn Văn Rô), xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước, đã sáng chế ra máy tuốt lúa mini để phục vụ bà con vùng lúa - tôm.
rước những bất cập trong việc tiêu thụ lúa của nông dân huyện Thới Bình, ngày 29/11, Chủ UBND tỉnh có công văn hoả tốc chỉ đạo UBND huyện Thới Bình chủ trì, phối hợp cùng Sở NN&PTNT khẩn trương làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, đại diện các hợp tác xã và các hộ dân có liên quan để trao đổi, thống nhất giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài.
Các sản phẩm nông sản của Hậu Giang đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử, mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng trên mọi miền của Tổ quốc, góp phần phát triển kinh tế số của tỉnh nhà.
Bỏ việc lập trình viên với mức lương hơn 2.000 USD về quê nuôi trùn quế, đến nay anh kỹ sư ở miền Tây có cơ ngơi hơn 40 tỷ đồng.
Tại các huyện ven biển, tận dụng điều kiện tự nhiên, người dân ngoài nuôi tôm, còn xen canh nuôi các giống loài thuỷ sản, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, trong đó có sò huyết. Tuy nhiên, lâu nay nguồn giống sò huyết trong tự nhiên tại địa phương vốn ít ỏi, phần lớn phải nhập từ tỉnh Bến Tre.
Sáng nay (25/11), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Trà Vinh tổ chức diễn đàn “Liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh”.
Lĩnh vực trồng trọt, tỉnh xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho cây dừa với quy mô 20 - 22 ngàn ha, tập trung tại các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri. Phát triển thêm ít nhất 13 hợp tác xã (HTX) tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm dừa, nâng tổng số HTX chuỗi dừa đến năm 2025 là 37 HTX, tỷ lệ HTX đạt khá, tốt trên 80%. Trong đó, có 1 HTX trong chuỗi đạt doanh thu 100 tỷ đồng, 15 HTX đạt doanh thu 10 tỷ đồng. Hình thành các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp đầu ra, các doanh nghiệp đầu vào và các tổ hợp tác, HTX. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất của chuỗi giá trị dừa.
Song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 2022, hội viên Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo; hưởng ứng phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”… Qua đó, góp phần nâng cao đời sống nông dân, khởi sắc diện mạo nông thôn.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội lớn để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 2.500 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản... Nếu chuyển đổi sản xuất các hợp tác xã thành công sẽ thúc đẩy phát triển vùng.
Sầu riêng là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao được nông dân tại TP Cần Thơ phát triển trồng. Ðể tạo thuận lợi về đầu ra cho trái sầu riêng, ngành chức năng TP Cần Thơ hỗ trợ nông dân xây dựng mã số vùng trồng và áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, chất lượng nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là công tác lai tạo các bộ giống lúa khá đa dạng, phù hợp với từng vùng sản xuất và nhu cầu cung ứng gạo xuất khẩu… góp phần không nhỏ, giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Trong sản xuất lúa ở Trà Vinh, cơ cấu giống lúa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu đã được nông dân và các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác đưa vào sản xuất và diện tích tăng dần hàng năm; như giống Đài thơm 8, ST24, ST25, OM5451, OM18, OM4900…