Sầu riêng là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao được nông dân tại TP Cần Thơ phát triển trồng. Ðể tạo thuận lợi về đầu ra cho trái sầu riêng, ngành chức năng TP Cần Thơ hỗ trợ nông dân xây dựng mã số vùng trồng và áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, chất lượng nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là công tác lai tạo các bộ giống lúa khá đa dạng, phù hợp với từng vùng sản xuất và nhu cầu cung ứng gạo xuất khẩu… góp phần không nhỏ, giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Trong sản xuất lúa ở Trà Vinh, cơ cấu giống lúa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu đã được nông dân và các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác đưa vào sản xuất và diện tích tăng dần hàng năm; như giống Đài thơm 8, ST24, ST25, OM5451, OM18, OM4900…
Các tỉnh ÐBSCL đang vào thu hoạch vụ mía năm 2022-2023, tuy nhiên những ngày qua do các nhà máy đường trong vùng triển khai thu mua trễ, trong khi những đợt triều cường, mưa kéo dài và lũ đổ về… đã khiến hàng trăm héc-ta mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) bị ngập có nguy cơ ảnh hưởng năng suất, chất lượng…
Tận dụng khoảng không gian trống trong sân vườn, chị Nguyễn Thị Út Em (ấp Ðầm Cùng, xã Trần Thới) với sự linh hoạt và sáng tạo đã khởi nghiệp hiệu quả mô hình trồng rau mầm. Qua đó, tạo cho chị nguồn thu nhập bền vững hàng tháng.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, với diện tích được quy hoạch hàng năm khoảng 70.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm hơn 71% và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm khoảng 76% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, bởi đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho tỉnh, đặc biệt là giúp cho hàng trăm ngàn lao động có việc làm và có thu nhập ổn định, khi tham gia khai thác hải sản trên biển và nuôi trồng thủy hải sản tại địa phương.
Xã Phú Hưng vừa tổ chức hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình sản xuất một vụ lúa kết hợp với các đối tượng nuôi thuỷ sản, nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế.
Tại Hội thảo "Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa" do báo Thanh Niên phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hôm 18-11-2022, nhiều đại biểu đã bàn tiếp câu chuyện, phải chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế để bảo đảm nâng giá trị lúa gạo góp phần phát triển bền vững ĐBSCL.
Nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm trong công cuộc đổi mới quê hương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thới Bình đã năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần xây dựng địa phương ngày càng tươi đẹp.
Từ tháng 8 (dương lịch) hàng năm trở đi, khi con nước nổi trắng xóa cả cánh đồng, người dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đưa sen xuống trồng dưới chân ruộng, thu về hàng trăm triệu đồng/vụ trồng sen.
Theo thống kê của ngành chuyên môn, trong vụ lúa Đông - Xuân năm 2022 - 2023, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có diện tích lúa xuống giống ước đạt 171.000ha, tập trung hầu hết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh có 2.380ha nuôi tôm trong tổng số 45.946ha nuôi thủy sản, nuôi thâm canh với phương thức nuôi 2 - 3 giai đoạn, nuôi trong ao đất. Việc phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (CNC) là một trong 11 công trình, dự án trọng điểm của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3004 về phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC (ngày 1-6-2021) để triển khai thực hiện tại 3 huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
Mưa lớn liên tục nhiều ngày liền ngay lúc triều cường dâng cao đã làm nhiều nơi ở Cà Mau bị ngập trong nước. Trên cây trồng, thống kê sơ bộ bước đầu, đã có hơn 1.000ha lúa mới gieo sạ của người dân bị ngập úng