Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai các hoạt động nhằm phục hồi du lịch (DL) sau đại dịch Covid-19, ngành DL Bến Tre đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, trong các kỳ nghỉ lễ, Tết vừa qua, lượng khách và doanh thu đều tăng mạnh so với cùng kỳ, công suất phòng của các cơ sở lưu trú DL đạt 40 - 60%.
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và biến động của thị trường, nông dân và các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tất cả đều đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để duy trì chuỗi cung ứng nông sản, thích nghi với tình hình mới.
Khởi nghiệp từ năm 2013 với sáng kiến máy cho tôm ăn tự động, đến nay chàng trai 9X Nguyễn Hải Đăng (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi) đã thành lập được công ty riêng. Máy cho tôm ăn tự động ngày càng được cải tiến, không chỉ có mặt khắp cả nước, mà đã vươn ra các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Tây Ban Nha…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2019-2021, diện tích cam sành trong tỉnh tăng từ 1.600-2.200ha/năm. Năm 2021, diện tích cam sành của tỉnh là 14.838ha, sản lượng thu hoạch đạt 630.215 tấn; đến cuối tháng 3-2022, con số này là 15.458ha/63.121ha cây ăn trái toàn tỉnh, đứng đầu nhóm cây ăn trái của tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Anh (Chín Chụp), 56 tuổi, ở ấp Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam với mô hình trồng bưởi da xanh (BDX) theo hướng VietGAP cho thu nhập cao giúp chăm lo chu toàn cho cuộc sống của gia đình. Hiện tại, ông Chín Chụp có nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng/năm từ cây BDX sau khi trừ hết chi phi đầu tư nông nghiệp. Ngoài ra, ông Chín Chụp còn kết hợp trồng cỏ để nuôi bò (1 con sinh sản và 2 con thương phẩm), tận dụng nguồn phân bò để bón cho cây BDX phát triển.
Mặc dù chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là đến thời điểm thu hoạch rộ vụ tôm nước lợ năm 2022, nhưng khả năng thiếu hụt tôm nguyên liệu không vì thế mà có xu hướng hạ nhiệt khi các yếu tố bất lợi cho vụ nuôi đang lộ diện ngày một lớn hơn.
Một lão nông ở miền Tây sở hữu hai giống nhãn lạ, trong đó có loại siêu trái, bán 1,5 triệu/nhánh; giống còn lại là nhãn xuồng tím, cơm dày, ngọt thanh.
Ở những vùng đất canh tác kém hiệu quả, không ít người dân đã nhạy bén thay đổi cây trồng, vật nuôi để có mô hình làm ăn mới triển vọng hơn. Và thực tế tại xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), những ruộng mía, rừng tràm dần mất đi giá trị kinh tế vốn có trước kia đã được chuyển đổi sang cây dứa MD2, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu thế của cây dứa MD2 là sinh trưởng phù hợp vùng đất này, đặc biệt là đầu ra ổn định, vì có sự liên kết sản xuất và bao tiêu giữa nông dân và doanh nghiệp, giúp bà con yên tâm sản xuất hơn.
Những năm qua, huyện Càng Long luôn chú trọng phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo chuỗi giá trị.
Cua Năm Căn là thương hiệu danh tiếng của xứ Cà Mau. Trong chiến lược dài hạn, cua là 1 trong 4 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh của ngành nông nghiệp tỉnh nhà.
Cụ thể, biện pháp sinh học được sử dụng bằng cách kết hợp 2 loại thiên địch gồm nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius swirskii và bọ xít bắt mồi Orius sp. có trong tự nhiên. Chúng sẽ tiêu diệt các loài côn trùng, nhện gây hại khác trên cây dưa lưới, vừa giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, vừa giúp tạo ra dưa lưới thành phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn do không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Những năm qua, diện tích, sản lượng trái cây tại nhiều tỉnh, thành phía Nam liên tục có xu hướng tăng, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, việc phát triển ngành hàng trái cây vẫn còn gặp khó do chi phí sản xuất đầu vào đang tăng cao, khâu bảo quản, chế biến còn yếu và giá cả đầu ra nhiều loại trái cây còn bấp bênh.