Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) hiện là một trong những kênh trợ vốn cho nông dân hiệu quả. Qua đây, còn tạo điều kiện để tổ chức Hội Nông dân đẩy mạnh tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của hội viên, nông dân, đồng thời nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức hội.
Điểm nhấn về giao thông ở năm 2021 là tỉnh đã xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường lớn, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các huyện, nâng cao năng lực vận tải đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Những tuyến đường mới này đang tạo ra động lực, góp phần đưa tỉnh tăng tốc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các năm tiếp theo.
“Xã Hiếu Thành không có cây cam thì vẫn còn khó khăn trong xây dựng nông thôn mới (NTM)”- đó là khẳng định của ông Nguyễn Vinh An- Chủ tịch UBND xã Hiếu Thành (Vũng Liêm) khi nói về quá trình xây dựng NTM của xã, nhất là trong thực hiện tiêu chí thu nhập. Bởi, nhờ cây cam sành mà đời sống người dân ngày càng khấm khá, từ đó đóng góp tích cực cho chương trình xây dựng NTM.
Trong năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh nhà tập trung phát triển ngành hàng chủ lực gắn với giảm giá thành, tăng giá trị trên cùng đơn vị sản xuất. Đồng thời phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra giá trị mới trong sản xuất; kêu gọi phát triển nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa...
UBND xã Mỹ An, huyện Tháp Mười vừa tổ chức khánh thành cầu kênh Nhất. Cầu có chiều dài 30m, rộng 3m, tải trọng 2,5 tấn.
Thông lệ cứ vào lối rằm tháng Chạp là nhà vườn trồng mai vàng tết lại tất bật lặt lá mai để cây ra hoa đúng vào dịp tết. Thế nhưng, năm nay, do ảnh hưởng thời tiết, mưa nhiều nên cây mai vàng cũng phần nào bị ảnh hưởng đến việc ra hoa. Đặc biệt, trong vụ hoa tết năm nay, người trồng mai vàng càng lo lắng hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Cuối năm, khi tiết trời ấm hơn cũng là lúc nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long vào chính vụ thu hoạch lúa-tôm (trồng lúa kết hợp nuôi tôm). Tuy canh tác theo cách thức khá giản đơn, nhưng nông sản cuối vụ có bao nhiêu cũng bán hết.
Nhiều thương lái từ các tỉnh, thành phố trong khu vực phía Nam và tận thủ đô Hà Nội đã đến tận vườn mua với giá rất cao, giá từ 140.000 đến 180.000 đồng/cặp, tăng hơn 20.000 đồng/cặp so với năm ngoái.
Ban Quản lý Dự án (DA) Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO) vừa tổ chức hội thảo trực tuyến giới thiệu các hoạt động của DA. Ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Giám đốc Ban Quản lý DA chủ trì hội thảo.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết, trong năm 2021, UBND tỉnh công nhận thêm 59 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó có 22 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 37 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Trong tổng số 59 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2021 có 34 chủ thể đăng ký tham gia, gồm 6 công ty, 7 hợp tác xã (HTX) và 21 cơ sở, hộ kinh doanh.
Năm 2021, ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, thời tiết thay đổi bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra, tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng ở ven sông, ven biển; giá cả các mặt hàng nông sản có nhiều biến động, nhất là giá tôm thẻ chân trắng có lúc xuống thấp.
Những năm gần đây, cùng với việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, TP Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản, đặc sản tại các quận, huyện. Hướng đi này góp phần thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị nông sản, nhất là những sản phẩm có lợi thế, tiềm năng, đặc trưng của thành phố.