Thực hiện Quyết định 1318/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021 - 2025, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Long An nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho thành viên (TV).
Mạnh dạn đầu tư trồng thanh long theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu của Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thanh long Quê Mỹ Thạnh (xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) - Lê Văn Chín.
Ngày 10-12, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp rau, gạo, chanh an toàn năm 2021 và hướng dẫn sử dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành xu hướng tất yếu, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong thị trường nội địa và được xem là “tấm vé thông hành” với những mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết, bắt buộc cho việc truy xuất nguồn gốc.
Ðể tạo thuận lợi về đầu ra sản phẩm và khắc phục tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thời gian qua nông dân TP Cần Thơ đã liên kết, thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp gắn với hình thành các cánh đồng lớn (CÐL) và vùng sản xuất nông sản tập trung quy mô lớn.
Vườn rau má thủy canh của kỹ sư nông nghiệp Võ Thanh Beo (SN 1987; ngụ xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã mang lại thu nhập cho gia đình từ 30-40 triệu đồng/tháng. Đó là sự thành công ngoài mong đợi từ khi anh Beo quyết định khởi nghiệp với giống rau trồng theo phương pháp thủy canh ít ai nghĩ đến này.
Còn khoảng hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hiện các nhà vườn tại Kiên Giang đang tất bật chuẩn bị cho vụ hoa cung ứng cho thị trường Tết.
Nhờ liên kết trong sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, các xã viên của một hợp tác xã trồng vú sữa tím ở Sóc Trăng đã đưa sản phẩm xuất ngoại. HTX này đã bán hàng trăm tấn trái đặc sản này sang thị trường Mỹ.
Nghề nuôi lươn đang mở rộng ở Vĩnh Long, được tỉnh khuyến khích người dân nuôi cùng với những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá lóc, tôm càng xanh,…
Nghề nuôi lươn đang mở rộng ở Vĩnh Long, được tỉnh khuyến khích người dân nuôi cùng với những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá lóc, tôm càng xanh,… Hiện nay, toàn tỉnh có 2,17ha nuôi lươn thương phẩm (lươn thịt) với sản lượng hơn 1.062 tấn, tập trung ở các huyện Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, thị xã Bình Minh và TP Vĩnh Long. Trong đó huyện Vũng Liêm có diện tích nhiều nhất với 1,73ha.
Đến nay, cả nước đã có 48/63 tỉnh, thành phố xây dựng được mã số vùng trồng (MSVT) cho các loại cây trồng và hiện đã có tổng cộng 3.624 MSVT.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Tất Đạt, hiện toàn tỉnh cấp 118 mã số vùng trồng xoài với diện tích 5.284ha và mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.