Sau 2 năm thử nghiệm nuôi lươn không bùn theo hướng công nghệ cao trên mật độ dày kết hợp treo giá thể trong bồn, anh Lâm Văn Đoàn Xuân (ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, Phú Tân) đánh giá đây là mô hình sản xuất có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Đảng ủy, UBND xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đang tập trung các giải pháp để sớm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp như: vườn tạp, lúa, nếp sang phát triển các loại cây ăn trái giá trị kinh tế cao, để tận dụng diện tích đất vườn, nhiều nông dân ở huyện Phú Tân chọn các loại cây ngắn ngày để có thêm thu nhập. Tuy là cây trồng phụ nhưng nguồn thu đem lại ở nhiều hộ gia đình có thể lên đến chục triệu đồng, giúp trang trải sinh hoạt và đầu tư cho sản xuất dài lâu.
Gần đây, cây cau vàng trồng xen trong vườn cây ăn trái giúp người dân Hương Mỹ (tỉnh Bến Tre) mỗi tháng thu nhập hơn nửa triệu đồng trên một công đất.
Mưa lớn, triều cường dâng cao đã gây ngập sâu nhiều diện tích mía của người dân trong tỉnh nhưng nhà máy đường chưa vào vụ sản xuất để tiêu thụ mía, từ đó làm cho người trồng mía lo lắng.
Huyện Mỏ Cày Nam đề ra mục tiêu cho 5 năm tới là: Quyết tâm xây dựng thành công huyện nông thôn mới (NTM); phát triển mạng lưới đô thị sinh thái, tạo tiền đề đến năm 2030, đô thị Mỏ Cày đạt chuẩn đô thị loại III, trở thành đô thị dừa của tỉnh. Những định hướng mới đặt ra cho huyện không ít thử thách trên bước đường xây dựng huyện Mỏ Cày Nam phát triển nhanh, bền vững.
Chi hội Hội Nông dân (ND) ấp Tân Thạnh, xã Hòa Thành (huyện Lai Vung) vừa ra mắt Tổ hợp tác (THT) mua bán hoa, kiểng với tổng diện tích hơn 15ha, do ông Tô Văn Cường làm Tổ trưởng.
Trong những ngày qua, nhiều đợt mưa to, gió lớn kéo dài đã làm sạt lở nhiều đoạn đê bao tại một số địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Riêng diện tích lúa ở giai đoạn trổ chín bị đổ ngã khoảng 4.400 ha; trong đó, thiệt hại từ 30 - 70% là hơn 1.000 ha, trên 70% là 155 ha, còn lại ảnh hưởng dưới 30%.
Để xây dựng nông thôn mới (NTM), TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc, góp phần quan trọng cùng Đảng bộ và chính quyền thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Biến đổi khí hậu đã khiến xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng nước trong canh tác và sinh hoạt bị suy giảm. Trong đó, quá trình nhiễm mặn ngày càng gia tăng làm cho diện tích đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy việc cải tạo nước tưới nông nghiệp nhằm tăng khả năng hấp thụ của cây trồng là vấn đề cấp bách hiện nay. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (UDTB KH&CN) TP Cần Thơ đã nghiên cứu và cho ra đời thiết bị tạo nước ion nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này. Thiết bị đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ lần thứ 10, giai đoạn 2018-2019, hiện đang được ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Ngày 20-10, UBND huyện Gò Công Đông tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Tân Đông đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2020. Tham dự có các đồng chí: Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Nguyễn Chí Trung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Tiền Giang; Trương Công Phò, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang; cùng đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Tiền Giang; nguyên lãnh đạo huyện Gò Công Đông…
Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Tam Nông đã khánh thành và đưa vào sử dụng 2 cây cầu nông thôn trị giá 1,2 tỷ đồng gồm cầu kênh Phú Thành 1 tại xã Phú Thành B và cầu kênh ranh nối liền 2 xã Phú Cường - Tân Công Sính.