Đó là diễn viên Nguyễn Hoàng Tuấn, đang công tác tại Phân hiệu Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tại Bến Tre. Anh là cộng tác viên của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Anh có hơn 10 lần hóa thân vào vai diễn Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Anh được xem là một trong những diễn viên thể hiện tốt hình tượng cụ Đồ Chiểu, góp phần tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Nón lá- vật dụng rất đỗi thân quen và bình dị với bao thế hệ người Việt. Nón lá cùng bà ra đồng hay theo mẹ những buổi chợ trưa. Trải qua bao thăng trầm, chiếc nón lá vẫn có một vị trí quan trọng nhất định trong đời sống, văn hóa của dân tộc.
Sau khi Đề án Phát huy giá trị đình làng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 được ban hành, các ngành, địa phương, đơn vị tích cực triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo từng năm và giai đoạn. Điển hình như năm 2021, các ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thuộc lĩnh vực ngành, địa phương phụ trách; chọn 1 đình làng tiêu biểu nhất trong tỉnh làm mẫu để thực hiện Đề án; thực hiện hoàn chỉnh lược sử ngôi đình được chọn làm mẫu, mở lớp tập huấn nghiệp vụ về tổ chức sinh hoạt đình làng trên địa bàn tỉnh dành cho cán bộ văn hóa cơ sở; năm 2022 các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo và nâng cấp các hạng mục đình làng...
Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX - năm 2022, tại thành phố Cần Thơ là dịp để các nghệ nhân Hậu Giang gặp gỡ, giao lưu để cùng trổ tài trình diễn hàng trăm loại bánh dân gian, giữ gìn và thắp truyền nghệ thuật làm bánh truyền thống.
Ngày 22-3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 632/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ khai quật khảo cổ tại di tích Vĩnh Trung thuộc Ấp 8, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu khẳng định chính xác thời điểm ra đời nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT), chỉ biết ĐCTT đã có mặt trên vùng đất Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Từ thuở ban đầu, ĐCTT đã phát triển mạnh mẽ, với hai nhóm tài tử miền Đông và miền Tây Nam Bộ, tạo nền móng để ĐCTT phát triển vượt bậc, thành loại hình âm nhạc dân gian độc đáo, mang tính thống nhất cao.
Lăng Ông Nam Hải tọa lạc tại khu phố Lăng 2, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Vàm Láng khoảng 100 m, cạnh rạch Cần Lộc, là di tích kiến trúc nghệ thuật được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải ở Vàm Láng gắn với những tập tục, tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian rất phong phú trong đời sống của người dân địa phương.
Với niềm đam mê hoa trang, anh Hồ Việt Cường (44 tuổi) ngụ khóm Tân Huề, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc không ngừng sưu tầm, nhân giống, lai tạo các loại hoa trang. Hiện tại, anh sở hữu khu vườn hoa trang với hơn 10 ngàn cây, có cây hàng chục năm tuổi, dáng thế độc đáo và giá trị hơn 100 triệu đồng.
Trong kho tàng ca dao Nam Bộ, ca dao về tình yêu chính là chủ đề đậm nét bởi luôn được cải biên làm mới cái sẵn có hoặc sáng tác. Đó là những ca từ sống động tả về một loại cảm xúc đặc biệt của người Việt Nam nhưng được người Nam Bộ đúc kết để nói, viết nên phảng phất chất văn riêng của người Nam Bộ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” tại TP Cần Thơ.
Trong kho tàng ca dao Việt Nam có sự đóng góp của dòng ca dao vùng đất phía Nam ngày nay gọi là Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ là tiếng lòng sâu lắng của các thế hệ dân Việt từ miền ngoài vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ vào khai phá, mở mang vùng đất mới.
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Báo Đồng Khởi xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc 2 tựa sách đáng chú ý viết về những người phụ nữ đặc biệt của Việt Nam. Hai dòng sách khác nhau nhưng đều chung một hàm ý tôn vinh những người phụ nữ gần gũi, giản dị mà lại rất đáng tự hào. Các sách hiện đang có tại Thư viện Nguyễn Đình Chiểu.