Với nhiều lò gạch ven rạch Thầy Cai và sông Cổ Chiên, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, được mệnh danh là “vương quốc gạch gốm” hay “vương quốc đỏ”. Hình ảnh những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ trên cao như một vương quốc với các “tòa lâu đài” nhỏ đầy sắc màu.
Chòi Mòi thuộc ấp Ngã Tư, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) - vùng đất chứa đựng câu chuyện ly kỳ. Trước đây, địa phương còn nhiều khó khăn. Bây giờ, với sự quan tâm, đầu tư của các cấp, người dân đoàn kết phấn đấu trong lao động, sản xuất nên đời sống không ngừng được nâng lên.
Có dịp trở lại Khu căn cứ cách mạng ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, mới thấy được sự đổi thay tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.
Đứng trước biển quê hương bao la, con người trở nên nhỏ bé nhưng cũng vô cùng tự tại và tự hào khi Mũi Cà Mau - địa đầu cực Nam Tổ quốc, là địa phương duy nhất trên dải đất hình chữ S có 3 mặt giáp biển Ðông và biển Tây, với rất nhiều cửa sông, cửa biển.
Cùng với việc khẩn trương xây dựng cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 (tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) để kịp hoàn thành trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 (vào tháng 11/2024), thì việc tìm kiếm, sưu tầm tư liệu, hiện vật liên quan sự kiện trên trưng bày ngay dịp lễ kỷ niệm, cũng được tiến hành gấp rút. Và Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Ðàm Thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã cà Mau) là học sinh miền Nam trong dòng người tập kết tại bến Sông Ðốc ngày ấy, cũng tích cực kết nối, thực hiện công việc hết sức ý nghĩa này.
Một trận đánh đã góp phần cho ta mở rộng vùng hoạt động cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các trận địa pháo cối của ta tập kích vào tận sào huyệt của địch; sau thất bại, địch càng hoang mang, lo sợ, buộc phải co cụm, làm cho khí thế tiến công của ta thêm mạnh mẽ.
Dù bận rộn với công việc, chăm lo mẹ già nhưng cô Lê Thu Thiết (ngoài 60 tuổi, ngụ Phường 6, TP Cà Mau) vẫn bám trụ với lớp học tình thương, miệt mài gieo từng con chữ đến với trẻ em nghèo, không điều kiện đến trường.
Trong lịch sử khai phá phương Nam, những dòng kênh đào có vai trò quan trọng, nhất là trong phân chia địa giới, lãnh thổ. Bảo Định hay Bảo Định hà nối liền TP.Tân An, tỉnh Long An và TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là kênh đào bằng sức người đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam từ hơn 300 năm trước.
Mộ và Miếu ông Trần Văn Yến được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Hưng (Ba Tri). Qua đó, góp phần tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo, thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại; khẳng định tiềm năng và trí tuệ của con người Ba Tri nói chung và xã Tân Hưng nói riêng, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc và trong thời kỳ đổi mới.
Thông thường, chim, cò hoang dã chọn nơi hoang vắng, ít người qua lại, hơn hết phải là vườn tràm nước, để về ở. Thế nhưng, ở vùng Miệt Thứ thuộc xã Đông Thạnh, huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), một vườn dừa ăn trái, nằm ngay giữa đồng ruộng tôm - lúa, lại là nơi được nhiều loài chim, cò hoang dã về ở, trở thành điểm du lịch sinh thái đặc biệt ở nơi đây.