Vừa thụt vừa thở hổn hển, mắt nhìn chăm chú vào chiếc phao vợt, anh Huỳnh Văn Giang, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), chia sẻ: “Cá ngát lên rồi đó!”. Và đó cũng là khoảnh khắc “sung sướng” của nghề săn cá ngát sông mà ai cũng muốn trải nghiệm một lần.
Thơ Hưởng Triều có câu: Sài Gòn nhìn lâu mới đẹp. Từ cảm xúc này, tôi nhìn về Đồng Tháp Mười (ĐTM) và cảm nhận: ĐTM lâu lâu nhìn mới đẹp! Bởi lẽ, lâu lâu trở lại những nẻo đường mà mình từng đi qua trong bao la bát ngát ĐTM, bỗng thấy nhiều cái mới lạ hơn.
Tôi đi trên QL57, điểm phà Đình Khao, rẽ về Đường tỉnh 902 qua địa phận xã Thanh Đức, Long Hồ (Vĩnh Long). Con đường rộng, mặt nhựa láng, hai bên hành lang san sát các công ty, xí nghiệp tạo nên tầm vóc mới của vùng đất ven sông Cổ Chiên. Qua chợ Thanh Đức một đỗi, đến địa phận huyện Mang Thít ở Km4 + 600.
Vài năm trở lại đây, nghề ráp lú đã trở thành thương hiệu ở xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau). Từ những cơ sở, nhà dân làm nghề nhỏ lẻ, giờ đã có hàng chục cơ sở chuyên ráp lú, làm rập cua, lưới… tạo điều kiện cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm và thu nhập ổn định.
Tháng 10 âm lịch, gió bấc thổi vun vút qua những cánh đồng giáp biên báo hiệu mùa cá ra sông để nuôi sống dân câu lưới trong tháng nước cuối cùng. Tuy nhiên, con nước tháng 10 năm nay khiến dân câu lưới thất vọng bởi sản lượng cá không như mong đợi.
Ghé thăm làng nghề lọp lươn Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) vào những ngày đầu tháng 12, dù đã gần hết mùa nước nổi nhưng làng nghề vẫn hoạt động nhộn nhịp để cung cấp lọp lươn cho các thương lái khắp ĐBSCL. Theo người dân địa phương, lọp lươn được tiêu thụ quanh năm nên đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Vào con nước tháng 10-11 âm lịch là đến mùa cá cơm, cá khoai, ruốc, các loại hải sản khác…, các cửa biển rất đông đúc, tấp nập hoạt động thu mua, trao đổi mặt hàng hải sản.
Những người sống bằng nghề “bà cậu” (nghề câu, lưới) có những cách thức đánh bắt cá mưu sinh khác nhau, làm nên gam màu đa sắc của đời sống nơi miền Tây sông nước.
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 - 10 âm lịch (nhằm tháng 8 - 11 dương lịch), nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về, theo đó những cánh đồng xanh xanh bởi cây và lúa lại mênh mông sóng nước. Mùa nước nổi là thời điểm lý tưởng để người dân và du khách tận hưởng không khí, cảnh vật, sản vật do mẹ thiên nhiên ban tặng.
Năm 2001, Quân khu 9 thành lập 4 Đội chuyên trách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (gọi tắt là Đội K), gồm Đội K90 trực thuộc Cục Chính trị, Đội K91 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Đồng Tháp, Đội K92 thuộc Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang và Đội K93 thuộc Bộ CHQS tỉnh An Giang.
Trên các nhánh sông Tiền, sông Sở Thượng đi qua xã Thường Thới Hậu A, Thường Lạc, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) những ngày này, hàng chục phương tiện xuồng ghe bắt cá hoạt động nhộn nhịp.
Hai mươi năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh (Đội K93) thuộc Phòng Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã khảo sát, tìm kiếm và quy tập được 1.956 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên nước bạn Campuchia (trong đó có 251 hài cốt liệt sĩ xác định được họ tên, quê quán) về với đất mẹ.