Qua giám sát hiệu quả kêu gọi đầu tư lấp đầy khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã đánh giá thực trạng, với những kết quả ghi nhận và chỉ ra hạn chế, bất cập. Đồng thời, đoàn có những kiến nghị để phát huy hơn nữa hiệu quả các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển nhanh, mặc dù tình hình thị trường còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức.
TP Cần Thơ hình thành nhiều mô hình nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân đô thị. Tuy nhiên do không gian phát triển nhỏ hẹp, sản lượng không nhiều, quy mô đầu tư còn hạn chế… nên việc nhân rộng các mô hình này đòi hỏi hỗ trợ đồng bộ từ ngành chức năng của thành phố.
Long An đang thu hút đầu tư mạnh mẽ. Chính quyền tỉnh nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư thông qua quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn để Long An giữ vững vị trí đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Với mong muốn phát triển làng nghề đan đát truyền thống lâu đời từ nguồn nguyên liệu chính là cây tre nên anh Nguyễn Văn Vinh, chủ cơ sở đan đát Thủy Tuyết kiêm Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan đát Phương Nam, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu để “biến" tre thành các sản phẩm thiết thực cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Huyện Ðầm Dơi là địa phương có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh hiện nay, với 40 sản phẩm. Ðể đạt được điều này, huyện đã chủ động khai thác sản phẩm dựa trên tiềm năng sẵn có ở địa phương. Nhờ vậy, sản phẩm vừa gắn liền với đời sống người dân vừa đảm bảo chất lượng, tạo dựng thương hiệu lâu dài.
Khi người viết đặt câu hỏi trên đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn của tỉnh Sóc Trăng, hầu hết giám đốc các doanh nghiệp này đều trả lời khá dè dặt: “Các tháng cuối năm có thể khả quan hơn, nhưng để có cú ngược dòng về đích thành công như những năm trước thì rất khó”.
Theo UBND tỉnh, năm 2022, có 202 sản phẩm của 12 huyện, thành phố dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Kết quả, có 156 sản phẩm của 70 chủ thể được phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022 (41 sản phẩm 4 sao và 115 sản phẩm 3 sao). Đến nay, toàn tỉnh có 357 sản phẩm OCOP (275 sản phẩm 3 sao và 82 sản phẩm 4 sao) của 119 chủ thể. Trong đó, có 161 sản phẩm OCOP (29 sản phẩm 4 sao, 132 sản phẩm 3 sao) của 47 chủ thể là nữ (chiếm 39,49% chủ thể OCOP toàn tỉnh).
Từ ý tưởng ban đầu là làm sao để khai thác giá trị của mộng dừa khi trái dừa bị lên mộng. Với sự định hướng và hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, anh Lý Thái Hồng Minh (quê Cà Mau) đã bắt tay vào nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới từ mộng dừa vào cuối năm 2022 và chính thức ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan mộng dừa CT3 4IN1 vào ngày 20-5-2023.
Thời điểm này, giá nhiều loại trái cây đã giảm đáng kể so với các tháng trước do bước vào mùa thu hoạch rộ. Lượng trái cây về các chợ và điểm bán trái cây trên địa bàn TP Cần Thơ cũng tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại...
Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp (KN) và phát triển doanh nghiệp (DN) là chương trình quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Với chương trình này, huyện Giồng Trôm đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các DN và cá nhân KN phát triển. Các chỉ tiêu về thực hiện chương trình được huyện chỉ đạo lồng ghép cùng với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, góp phần vào việc phục hồi, phát triển kinh tế của huyện.
Năm nay, ngành tôm lại bước vào một chu kỳ khó khăn mới khốc liệt hơn, dai dẳng hơn, không chỉ đến từ sự suy giảm sức mua mà còn từ cạnh tranh về giá của các đối thủ chính. Có rất nhiều giải pháp đưa ra, nhưng theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HÐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, về căn bản mà nói, để thoát ra tình trạng khó khăn trên, điều cần thiết nhất là nâng cao tỷ lệ tôm nuôi thành công và tăng số diện tích tôm nuôi đạt chuẩn quốc tế.