Thời gian qua, trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), có nhiều hợp tác xã chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó chủ lực là sản phẩm đan đát từ nguyên liệu lục bình, cỏ năn tượng. Các hợp tác xã tuy mới thành lập nhưng hoạt động hiệu quả, sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao, giúp cho người dân trong vùng thoát nghèo, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.
Thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Đất Sen hồng. Song bên cạnh những đóng góp tích cực cho ngành kinh tế tỉnh nhà, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn còn một số “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ. Để ngành công nghiệp chế biến của tỉnh phát triển bền vững, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu và áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn được xem là hướng đi tất yếu mà các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm cần chú trọng quan tâm.
Xác định tiết kiệm điện đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí hoạt động, nên nhiều doanh nghiệp ở TP Cần Thơ đã chủ động ứng dụng các công nghệ cũng như các trang thiết bị mới có khả năng tiết kiệm điện cao vào quy trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, không chỉ tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp, mà còn mang lại giá trị về kinh tế, đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, gắn với sản xuất xanh, sạch và bền vững.
Theo ngành chức năng, việc triển khai Đề án trồng 1 triệu hecta lúa chất lượng cao ở ĐBSCL là một chủ trương đúng để phát triển, nâng tầm giá trị chuỗi ngành hàng lúa gạo. Theo đó, để đề án được thành công, Bộ Nông nghiệp-PTNT xác định rõ phải có sự thay đổi nhất định trong thực hiện liên kết, tư duy sản xuất.
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế mới, trong đó, các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất. Từ đó, giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đây là mô hình kinh tế đặc biệt chú trọng đến quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín.
Theo Sở Công Thương TP Cần Thơ, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm 2022; thị trường xuất khẩu được phát triển, mở rộng…
Không phải chuyện thiếu vốn hay khó tiếp cận tín dụng vì lãi suất cao, mà một trong những nguyên nhân chính khiến ngành thủy sản lâm vào thế khó khăn, doanh thu và lợi nhuận năm 2023 nhiều khả năng sẽ giảm mạnh chính là việc kinh tế toàn cầu đối diện với lạm phát cao, nguy cơ suy thoái, sức cầu giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Trong tháng 2, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Cần Thơ điều chỉnh 2 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng 42,3 triệu USD. Trong đó, dự án Nhà máy sản xuất thực phẩm Relifoods của Công ty CP Thực phẩm Relifoods tăng tổng vốn đầu tư 3,5 triệu USD; dự án Suntory Pepsico Cần Thơ của Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam điều chỉnh vốn tăng 38,8 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, các KCX&CN Cần Thơ không có dự án đầu tư mới; điều chỉnh 4 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng 48,10 triệu USD. Tổng hợp đến nay, các khu công nghiệp (KCN) của thành phố có 258 dự án còn hiệu lực. Trong đó có 228 dự án đầu tư trong nước, 29 dự án FDI và 1 dự án ODA đang hoạt động. Các dự án thuê 395,3ha đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,864 tỉ USD, vốn đầu tư đã thực hiện 1,099 tỉ USD chiếm 59% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xuất phát từ đam mê làm kinh tế và kinh nghiệm làm 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP khi còn ở huyện Bến Lức, sau khi trở về quê nhà, chị Trần Thị Ngọc Lan (ấp 2, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) mạnh dạn đầu tư cơ sở để chế biến thực phẩm từ các loại trái cây. Qua 3 tháng tìm hiểu, chị cùng gia đình quyết định chọn phát triển 2 sản phẩm từ trái cà na theo tiêu chuẩn OCOP, gồm: Cà na sấy dẻo và cà na ngâm đường.
Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP Hồ Chí Minh vừa có chuyến khảo sát thực địa, tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Long. Tiếp và làm việc với đoàn, ông Nguyễn Văn Liệt- Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Lãnh đạo tỉnh cam kết luôn đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư (NĐT), kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án”.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 11/NQ-CP), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tích cực phối hợp cùng các bộ, ban, ngành Trung ương và chính quyền địa phương tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau hơn 1 năm triển khai, việc giải ngân các chương trình tín dụng, hỗ trợ lãi suất đã đạt được kết quả tích cực, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch COVID-19.