Cua, tôm nói riêng và các loại thuỷ hải sản nói chung vốn là đặc sản, cũng là thương hiệu của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, vì là hàng tươi sống nên việc vận chuyển nhanh đến các tỉnh, thành khác trước nay luôn gặp khó. Từ tháng 9/2022, dịch vụ chuyển phát hàng lạnh của Viettel ra mắt đã góp phần tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và thưởng thức đặc sản tươi sống của Cà Mau, đặc biệt là con cua.
Tại buổi làm việc với Hiệp hội nước mắm Phú Quốc chiều 23-2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang nghiên cứu xây dựng đề án tổ chức lễ hội nước mắm Phú Quốc nhằm góp phần quảng bá thương hiệu nước mắm truyền thống Phú Quốc.
Những ngày gần đây, giá cam sành đã có nhiều khởi sắc, một số thương lái đề nghị đặt cọc thu mua vào khoảng cuối tháng 3/2023 âl với giá 12.000 đ/kg. Đây là tín hiệu vui đối với các chủ vườn. Song, “để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định, nông dân nên liên kết sản xuất, tham gia vào HTX, tổ hợp tác để gắn kết đầu ra”- theo như khuyến nghị của ông Trần Văn Trạch- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.
Dưa hấu đang được đưa từ xe tải xuống một điểm bán lẻ trên địa bàn TP Cần Thơ.
Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới với mức xuất khẩu lớn và đa dạng. “Sân chơi” lợi nhuận cao này đã thu hút nhiều ông lớn tham gia. Nhưng chỉ những ai biết cùng nhau hợp tác tạo nên chuỗi giá trị khép kín, mới trở thành những người dẫn đầu thị trường đưa thương hiệu cá tra Việt Nam vươn tầm thế giới.
Từ những hạt cườm đầy màu sắc, chị Trần Hải Đường, ở khóm 2, phường 4, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) đã sáng tạo ra hàng trăm sản phẩm độc đáo như: các nhân vật hoạt hình nổi tiếng, lồng đèn trung thu, túi xách thời trang, bộ sưu tập 12 con giáp, động vật hoang dã, bộ tứ linh (long, lân, quy, phụng)…
Năm 2022 được xem là năm khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong tỉnh, nhưng với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là về nguồn vốn tín dụng, đã giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Để doanh nghiệp vững tin trong sản xuất, kinh doanh trong năm 2023, Sóc Trăng sẽ tiếp tục “bơm” vốn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó.
Hiện Kiên Giang có khoảng 3.000 nhà nuôi chim yến, sản lượng yến sào thu hoạch năm 2022 ước khoảng 17,5 tấn, tăng 2,9% so kế hoạch, tăng gần 2% so năm 2021. Nghề nuôi chim yến tại tỉnh đã và đang phát triển mạnh, mang lại nguồn thu khá cao cho hộ nuôi.
Khô cá rô phi nước lợ một nắng, chả cá rô phi đã trở thành thương hiệu của Tổ phụ nữ sản xuất Hợp tác xã Nông ngư Hòa Đê, ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Mỗi năm, tổ xuất bán ra thị trường hơn 1 tấn chả cá và hàng trăm kílôgam khô cá rô phi một nắng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên, tạo động lực để các thành viên tăng gia sản xuất.
Tiếp nối nghề làm hủ tiếu bột gạo truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Thuỳ (Ấp 4, xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp số lượng lớn hủ tiếu ra thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Sau 5 năm, chị nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, hủ tiếu bột gạo của gia đình chị Thuỳ vinh dự được chọn là sản phẩm OCOP đầu tiên ở địa phương.
Là vùng nuôi cá thát lát lớn của tỉnh, nhưng phần lớn sản lượng cá thát lát thương phẩm của huyện Phụng Hiệp trước đây phải bán thô đi các tỉnh, giá trị đạt thấp. Do vậy, hiện nay huyện đang tập trung quy hoạch lại diện tích nuôi cá thát lát gắn với việc chế biến tại địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Nhân - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Chôm chôm Bình Hòa Phước (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ) cho biết, hiện giá chôm chôm đang ở mức cao so các năm trước, nhà vườn có lời nên phấn khởi.