Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trong tỉnh đã và đang tiếp tục phát huy, phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, về đất và người Hậu Giang.
Ở tuổi 27, anh Võ Văn Hiếu, ngụ TP. Rạch Giá (Kiên Giang) đã có gần 10 năm gắn bó với nghề kết mâm quả. Nghề này không chỉ đem lại thu nhập khá mà còn giúp một số thành viên trong gia đình anh có thêm thu nhập.
Bất kể ngày đêm, khi bệnh nhân cần, chỉ việc gọi điện thoại, chiếc xe chở bệnh miễn phí ở phường An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, liền có mặt chở người bệnh đến bệnh viện cấp cứu…
Gánh xôi cùng lời rao của cụ bà Phan Thị Mỹ Vân, ngụ khu phố Nam Cao, phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) trở nên quen thuộc đối với học sinh Trường Trung học cơ sở Hùng Vương và người dân.
Có buổi trải nghiệm các tiết học tại Trường THCS Long Hoà, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, chúng tôi cảm nhận được tại đây giáo viên không đơn thuần chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn tạo được hứng thú học tập để học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Năm qua, tỉnh Trà Vinh đạt “kỳ tích” về công tác chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo với hơn 2.400 căn nhà Đại đoàn kết (ĐĐK) được xây dựng và bàn giao. Đáng quý hơn trong đó có 910 căn nhà ĐĐK được bàn giao cho hộ nghèo vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Đây thật sự là món quà ý nghĩa giúp bà con an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Người xưa có câu: “Chơi cá dưỡng tâm, chơi cây dưỡng thần” khi nhắc về những thú chơi tao nhã. Vài năm trở lại đây, thú chơi hồ thủy sinh đã du nhập và phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Bởi những hồ thủy sinh không chỉ đẹp, độc đáo mà còn mang đến một liệu pháp tinh thần cho cuộc sống. Nắm bắt xu thế cùng với sự đam mê, anh Lư Hoàng Hiệp, quận Bình Thủy, đã mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình này.
Ông Đặng Văn Chánh (55 tuổi) ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: trong lúc đang làm vườn, gia đình ông bắt được một con cá sấu dài 0,6m, cân nặng hơn 2kg.
Quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là đối với các bạn trẻ bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Một số sáng kiến thúc đẩy các giao dịch trực tuyến cũng đang được các tổ chức Đoàn thanh niên vận dụng trong đoàn viên, thanh niên, điển hình như “mừng cưới không dùng tiền mặt” ở Xã đoàn Phú Hưng, TP. Bến Tre.
“Tôi rất thích trải nghiệm, vì vậy, sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tôi đầu tư thực hiện mô hình Aquaponics - trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá. Với tôi, niềm vui là khi nuôi trồng thành công các sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững cho quê hương” - đó là tâm sự của anh Trần Minh Sang (xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi con người. Do đó, gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc sẽ là nền tảng để xã hội phát triển. Xác định điều này, nhiều năm qua, Hội LHPN xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình, câu lạc bộ (CLB), tạo cơ hội để các gia đình có điều kiện giao lưu, học tập và giúp nhau xây dựng tổ ấm. Trong đó, nổi bật có CLB Gia đình chuẩn mực của phụ nữ ấp Phú Quý, chiếc cầu nối gắn kết yêu thương của mỗi gia đình và cộng đồng.
Hưởng ứng thực hiện mô hình “Ngày đại đoàn kết vì cộng đồng” (viết tắt là mô hình) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh phát động, Ủy ban MTTQVN huyện Lai Vung đã triển khai trong hệ thống Mặt trận các cấp và 1.127 Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) trong huyện thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật, mô hình phát huy được vai trò tự chủ, tự quản của người dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xây dựng các công trình phúc lợi tại địa bàn dân cư... góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.