Trong gian bếp rộng, dãy lò hấp đỏ lửa, lách tách tiếng củi than, chị Lê Thị Ngọc Sương, thợ làm bánh khá nổi tiếng ở khu vực Tân Bình, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, nhanh tay khuấy bột, đổ khuôn, rồi khéo léo xếp từng cái bánh bò xoay vòng trên mâm. Thâm niên 20 năm gắn bó, trân quý nghề, chị Sương luôn nguyên vẹn cảm xúc của ngày đầu làm bánh dân gian.
Nghề làm bánh hoa mai được người dân xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành (Kiên Giang) duy trì hơn 80 năm qua, được UBND tỉnh Kiên Giang công nhận là nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo, người dân đã làm ra bánh hoa mai nhân khóm với tạo hình đẹp mắt và mùi vị thơm ngon, được nhiều thực khách yêu thích.
Hắc cấy là tên gọi dân gian về con khô cá đuối, là loại cá quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Với người từ miền quê Bắc Bộ, bánh tằm bì thực sự nghe rất lạ và chưa từng xuất hiện tại quê nhà.
Màu xanh từ lá bồ ngót, mùi thơm lá dứa, màu tía lá cẩm được trồng sau vườn nhà cùng các loại bột dẻo mềm của quê hương. Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ, chiếc bánh quê với tên gọi thân thương như: bánh ít trần, bánh lá, bánh chuối, bánh tầm bì ngọt se, bánh bò, bánh da lợn... có mặt nơi chợ quê, lễ hội và trong tiệc buffet của nhà hàng sang trọng. Bánh quê là hình ảnh gợi về miền nhớ, nơi có những người phụ nữ tảo tần, chịu thương, chịu khó, khéo léo, tinh tế gửi những tình cảm yêu thương vào trong từng chiếc bánh mang đến với người thân và du khách gần xa.
Một sáng cuối năm, giữa tiết trời se se lạnh, tiếng rao “Ai nổ cốm gạo ống không?” vang đi khắp cung đường, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chiếc xe được chế lại để hành nghề nổ cốm dạo của đôi vợ chồng trẻ đã mang đến món ăn vặt mộc mạc tuổi thơ một thời, kèm đó là những hình ảnh dễ thương khi người mua nhanh chân vào nhà xúc gạo để nổ cốm.
Những ngày giáp Tết, nhà ông Tư Khởi (Lê Văn Khởi, ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) bận rộn từ sáng sớm cho đến tối muộn với việc làm bánh quê: chuối sấy, bánh kẹp cuốn, bánh nhúng. Vợ chồng ông Tư Khởi cùng hai cô con gái thứ ba và út, ai cũng có việc riêng của mình. Ông Tư Khởi thì phụ trách đốn chuối, phụ lột và bào chuối cùng con gái út, con gái thứ ba thì nướng bánh kẹp, còn việc chiên chuối sấy thì bà Trần Thị Hạnh, vợ ông Tư Khởi, đảm đương.
Một hôm đi chợ, bất chợt tôi thấy cả thau đầy đựng cá xác sọc tươi rói, lòng bồi hồi nhớ về kỷ niệm thuở thiếu thời nơi quê nhà yêu dấu.
Bánh khọt miền Tây khác bánh khọt miền Đông - tiêu biểu là bánh khọt Vũng Tàu - ở chỗ nó ít dầu mỡ hơn, thơm cốt dừa và "thịt" bánh mịn hơn.
Giống như bún, miến, phở, mì hay hủ tiếu, bún suông cũng được chế biến từ gạo nhưng sắc thái và hương vị có nhiều khác biệt.
Khác với bánh canh Trảng Bàng nấu cùng giò heo hay bánh canh cua ở Sài Gòn, bánh canh bột xắt Bến Tre được nấu với thịt vịt và huyết nếp.
Trên mảnh đất hình cong chữ S của Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển, hầu như nơi nào cũng có cua. Nơi cua nhiều hay ít, ngon ở mức nào là do thổ nhưỡng, nồng độ mặn của nước biển, thức ăn giàu dinh dưỡng đến đâu, rồi nắng gió, chế độ thuỷ triều...