Với sự khéo léo, đặt trọn tâm huyết, nghệ nhân Phạm Văn Phúc, ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã làm và sáng tạo những món bánh dân gian vừa thơm ngon, đậm đà hương vị quê nhà, vừa góp phần giữ gìn nghề truyền thống.
Nhiều người nghe nói tới mắm còng Gò Công là thèm. Đặc sản mắm còng Gò Công (ở xứ Gò, vùng ven biển của tỉnh Tiền Giang ngày nay) từng là món ngon tiến cung từ thời nhà Nguyễn, được mẹ Vua Tự Đức là Hoàng Thái hậu Từ Dụ (người miền Nam đọc chệch thành Từ Dũ) phổ biến khắp xứ Huế.
Tiền Giang là tỉnh ở cuối nguồn sông Cửu Long, trải dài theo dòng sông Tiền vươn ra Biển Đông, có bờ biển nằm giữa các cửa sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền) là lợi thế rất quan trọng để tận dụng và khai thác kinh tế biển.
Vịt quay da giòn, thơm phức, béo ngậy ăn cùng mì trứng dai ngon, cải thìa tươi ngọt thấm nước dùng sóng sánh, đậm đà làm mê mẩn bao thực khách lần đầu thưởng thức.
Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ diễn ra từ ngày 8-12/4 tại Đường số 8, Phường 1, TP Cà Mau (Trung tâm Hội nghị tỉnh). Đây là một trong những sự kiện chính nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”.
Cá kèo nhỏ con nhưng ít xương, thịt ngọt nên các đầu bếp đã chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như cá kèo kho mắm, nấu cháo, nấu canh chua, kho lạt,... Gần đây lại có món cá kèo cuốn bánh tráng chiên giòn, goi là cá kèo chiên bánh tráng, một nghệ thuật ẩm thực thật vô cùng thú vị.
Được thiên nhiên dành sự ưu ái lớn, mảnh đất Bến Tre là một trong những địa phương có khí hậu ôn hòa và nhiều vườn cây ăn quả sai trái. Có dịp du lịch Bến Tre, du khách đừng quê mua đặc sản Bến Tre làm quà vừa ngon lại vừa ý nghĩa để gửi tặng người thân, bạn bè.
Cá nhồng hầu như sinh sống phổ biến ở các vùng biển của nước ta. Đây là loài có thân dài hình trụ tròn, hai phần đầu và đuôi thót hẹp lại, vảy mịn, dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 1kg, con lớn cỡ 8-9kg. Cá nhồng nhiều nạc, thịt ngọt đậm. Nhưng không phải cá nhồng sinh sống ở biển nào của nước ta cũng thơm ngon như ở Phú Quốc, nhờ có điều kiện môi trường biển phù hợp với loài này.
Đất Cà Mau nổi tiếng với nhiều loại hải sản nước ngọt và nước mặn. Ở các huyện U Minh, Thới Bình, Dầm Dơi có nghề làm mắm cá đồng lâu năm như mắm lóc, mắm trê, mắm sặc…; còn những huyện ven biển thì có mắm mồng gà, mắm cá đối, mắm ruốc, mắm tôm được nhiều người biết đến. Riêng huyện Ngọc Hiển, loại đặc sản gắn liền với địa danh đó là ba khía Rạch Gốc mà dân lục tỉnh Nam Kỳ rất ưa chuộng từ xa xưa. Thị trấn Rạch Gốc ngày nay lại tìm thấy một món ngon nữa, ai có dịp nếm một lần sẽ khó quên hương vị thơm nồng, đó là mắm cá chim.
Trước đây, để có món bánh ngon, các bà, các mẹ đã phải nghĩ cách tận dụng nguyên liệu sẵn có trong nhà như các loại khoai và gạo, nếp... rồi tự làm, bởi thời đó chưa có nhiều bánh “công nghiệp” bán trên thị trường. Riêng với gạo được dùng xay nhuyễn tạo thành bột để chế biến thành hàng chục món bánh dân gian rất hấp dẫn như: bánh xèo, bánh canh, bánh lá, bánh da lợn…
ó dịp đến với Hà Tiên (Kiên Giang), du khách nào cũng được giới thiệu một món ăn rất độc đáo của xứ này là món cà xỉu. Chỉ cái tên cũng đã đủ làm nên sự hấp dẫn của món ăn, bởi hiếm khi nào bạn có dịp được nghe nhắc một đặc sản lạ lùng đến thế.
“Lẩu mắm U Minh” là món ngon nằm trong top 100 đặc sản ẩm thực Việt Nam. Món ngon này không chỉ là đặc trưng ẩm thực mà còn là nét văn hóa mà du khách khi tìm đến, ai cũng muốn thưởng thức.