Đó là cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Việt (64 tuổi), ở Ấp 16/2, xã Vĩnh Lợi (Thạnh Trị). Từ khi rời quân ngũ trở lại quê nhà, ông Việt tiếp tục phát huy phẩm chất của một người lính, luôn nỗ lực, tìm tòi vượt qua mọi khó khăn, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu cho gia đình và chia sẻ cùng đồng đội kinh nghiệm trong sản xuất.
Từ các ao cá tra bỏ hoang, kém hiệu quả, nông dân xã Hòa Lạc (Phú Tân) đã chuyển sang nuôi các loại cá khác theo hình thức thương phẩm hoặc cá giống. Trong đó, nuôi cá thát lát cườm là một trong những hướng đi khá thành công. Toàn xã Hòa Lạc hiện đã phát triển trên 30ha, cung cấp 4 triệu con cá giống hàng năm, phân phối trong và ngoài tỉnh.
Thời gian qua, phong trào thi đua “An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” ngày càng lan tỏa và đạt được kết quả đáng khích lệ. Toàn tỉnh hiện có 1 huyện NTM (Thoại Sơn), 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Có 61/119 xã được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công nhận đạt chuẩn NTM (đạt 51,26%); có 6 xã đạt 15-18 tiêu chí, 48 xã đạt 10-14 tiêu chí và 4 xã đạt 9 tiêu chí. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,5 tiêu chí/xã.
Liên kết hình thành chuỗi giá trị nông sản không còn là vấn đề mới mẻ, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi liên kết “4 nhà” được thắt chặt, doanh nghiệp mới có đủ nguồn hàng lớn, chất lượng ổn định cung cấp cho đối tác, còn nông dân mới ổn định được đầu ra và có lợi thế khi đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, liên kết như thế nào để tạo đồng thuận, hài hòa lợi ích thành viên tham gia chuỗi cung ứng vẫn luôn là bài toán nan giải đối với ngành Nông nghiệp ĐBSCL.
Dù mùa mưa, nhưng trên địa bàn ấp Định Bình, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, nhiều vườn sầu riêng còn ngổn ngang gốc khô chưa dọn, có nơi vừa trồng lại cây tơ. Hòa Nghĩa và Long Thới là hai xã có nhiều diện tích trồng sầu riêng của huyện Chợ Lách.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp trên địa bàn huyện Tri Tôn (An Giang) phát triển sâu rộng, từng bước nâng cao về chất lượng, từ đó khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của các hội viên nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Việc khởi công Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH tại xã Vĩnh Gia (Tri Tôn, An Giang) là một trong những điểm nhấn trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp của An Giang. Dự án không chỉ đơn thuần là tạo thêm việc làm, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, mà còn là đột phá mới cho địa phương còn nhiều tiềm năng như Tri Tôn.
Hiện nay tổng diện tích trồng xoài ở Ðồng Tháp trên 10.000ha, nhưng đầu ra còn hạn chế, khó khăn trong tiêu thụ. Trước khó khăn này, ngành Nông nghiệp tỉnh Ðồng Tháp đã triển khai xây dựng nhiều điểm thực hành sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn gắn với liên kết tiêu thụ cho nhà vườn. Từ năm 2015 đến nay, Ðồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình rải vụ xoài gắn với liên kết tiêu thụ; thực hành sản xuất rải vụ thu hoạch xoài theo hướng an toàn. Mô hình này mang lại hiệu quả cao cho nhà vườn trồng xoài.
Xuất khẩu khó khăn khiến giá cá tra nguyên liệu liên tục sụt giảm, lại thêm tác động từ dịch COVID-19 đang đẩy ngành cá tra tại ĐBSCL vào tình thế vô cùng khó khăn. Tái cơ cấu ngành hàng theo hướng xây dựng chuỗi sản xuất hoàn chỉnh, mở rộng xuất khẩu, tăng cường thị trường trong nước đang là yêu cầu cấp thiết để ngành cá tra phát triển bền vững.
Xác định nông nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện, thời gian qua, huyện Cái Bè đã tập trung quy hoạch các tiểu vùng chuyên canh cây ăn trái, cánh đồng lớn và nuôi trồng thủy sản nước ngọt... Với cách làm bài bản, nông nghiệp đã có bước chuyển biến rõ nét, góp phần vào phát triển kinh tế của huyện.
Xác định du lịch góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và bảo tồn giá trị văn hóa, với lợi thế sẵn có, những năm gần đây, huyện Tháp Mười đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng mới, gắn với nông nghiệp sinh thái.
Là loại cây nhạy cảm với độ mặn nên đợt hạn, mặn vừa qua, cây sầu riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nhiều vườn cây bị chết hoàn toàn. Bước vào mùa mưa, sầu riêng vẫn còn xảy ra hiện tượng chết cây. Vì vậy, nhiều nhà vườn vẫn tiếp tục đốn bỏ sầu riêng để cải tạo đất, chuyển sang trồng lứa sầu riêng mới hoặc bỏ hẳn sầu riêng để chuyển sang trồng giống cây khác nhằm tránh thiệt hại nếu hạn mặn lại xảy ra.